Chi phí biến đổi là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi phí biến đổi là gì và tầm quan trọng của chi phí này đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh ra sao.
Mục Lục
Chi phí biến đổi là gì?
Chi phí biến đổi (hay Variable Costs) là những chi phí thay đổi tỷ lệ với khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất. Nói cách khác, chúng là những chi phí thay đổi tùy theo khối lượng hoạt động. Chi phí tăng khi khối lượng hoạt động tăng và giảm khi khối lượng hoạt động giảm.
- Một số loại chi phí biến đổi phổ biến trong doanh nghiệp:
- Vật liệu trực tiếp
- Chi phí trả cho lao động trực tiếp
- Phí giao dịch
- Phần trăm hoa hồng sản phẩm
- Chi phí tiện ích
- Marginal cost là gì? Công thức tính chi phí biên (MC) chuẩn xác
- Lợi nhuận ròng là gì? Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
- Giảm phát là gì? Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát
- Tapering là gì? Tác động của Tapering đến thị trường tài chính
Đặc trưng của chi phí biến đổi là gì?
- Tổng chi phí của các doanh nghiệp sản xuất sẽ thay đổi tùy theo mức độ hoạt động của họ. Mức độ hoạt động này có thể được xác định bởi số lượng sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ, thời gian máy móc vận hành và các yếu tố tương tự.
- Chi phí biến đổi cho việc sản xuất một đơn vị sản phẩm được gọi là chi phí biến đổi đơn vị và nó không thay đổi theo mức độ hoạt động.
- Khi doanh nghiệp hoặc công ty không tiến hành các hoạt động sản xuất, chi phí biến đổi sẽ bằng 0.
Công thức tính chi phí biến đổi
Công thức tính chi phí biến đổi được biểu diễn như sau:
Chi chí biến đổi = Tổng số lượng đầu ra x Chi phí biến đổi trên một đơn vị đầu ra |
Ví dụ: Nếu chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm của một công ty là 50 đô la, và công ty sản xuất 1000 sản phẩm, thì chi phí biến đổi sẽ là: 50 đô la x 1000 sản phẩm = 50.000 đô la, Do đó, chi phí biến đổi để sản xuất 1000 sản phẩm của công ty này sẽ là 50.000 đô la.
Phân loại chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi được chia thành 3 loại: Chi phí biến đổi tuyến tính, chi phí biến đổi cấp bậc, chi phí biến đổi dạng cong. Cụ thể các loại chi phí biến đổi như sau:
Chi phí biến đổi tuyến tính
Chi phí biến đổi tuyến tính là loại chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng và được xếp vào dạng chi phí biến đổi tuyến tính.
Để kiểm soát tốt loại chi phí này, doanh nghiệp cần kiểm soát cả tổng chi phí lẫn chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị hoạt động (hay còn gọi là định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ là cơ sở cho các biện pháp tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi cấp bậc
Chi phí biến đổi cấp bậc khác với chi phí biến đổi tuyến tính ở chỗ chúng chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động có sự thay đổi lớn và rõ ràng. Nếu mức độ hoạt động thay đổi ít hoặc không đáng kể, chi phí biến đổi cấp bậc sẽ không phát sinh.
Ví dụ: khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, máy móc phải hoạt động với cường độ cao hơn, công nhân cần tăng ca hoặc thuê thêm nhân công. Chi phí biến đổi cấp bậc chỉ xuất hiện khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định, làm cho biến phí thay đổi theo từng bậc.
Để kiểm soát tốt chi phí biến đổi cấp bậc, doanh nghiệp cần:
- Tối ưu hóa việc lựa chọn nhân sự phù hợp.
- Xây dựng biến phí phù hợp cho từng cấp bậc.
- Lựa chọn mức độ hoạt động hợp lý.
Chi phí biến đổi dạng cong
Ngoài những chi phí có thể dễ dàng nhận thấy trong quá trình sản xuất thì còn có một dạng chi phí không tuân theo mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất. Đó gọi là chi phí biến đổi dạng cong.
Chi phí biến đổi dạng cong là dạng chi phí mà các chuyên gia kinh tế cho rằng nhiều chi phí biến đổi trong thực tế tuân theo một dạng cong. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng để liệt kê chi phí này một cách chính xác nhất, giúp nắm rõ tình trạng kinh doanh của mình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi là gì?
– Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật được thể hiện qua việc đầu tư vào các máy móc và thiết bị hiện đại sẽ dần dần thay thế sức lao động của con người trong nhiều công việc. Điều này đã làm thay đổi quy trình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, đồng thời nâng cao cả chất lượng và số lượng sản phẩm.
Việc áp dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến không chỉ giúp giảm chi phí về tiền lương và công lao động mà còn giảm tiêu hao nguyên vật liệu, hai trong số các khoản chi phí biến đổi phổ biến nhất.
– Yếu tố tổ chức sản xuất và sử dụng lao động
Lao động là yếu tố quan trọng quyết định quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động hiệu quả và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý có thể khai thác tối đa tiềm năng của lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng suất. Do đó, việc tổ chức và quản lý nhân lực một cách khoa học sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí biến đổi cho doanh nghiệp.
Tại sao việc xác định chi phí biến đổi lại quan trọng?
- Phân tích chi phí biến đổi mang lại cho doanh nghiệp sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, từ đó giúp đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
- Cho phép doanh nghiệp nhận diện các yếu tố chi phí quan trọng và tìm ra phương án tối ưu để giảm thiểu chi phí hiệu quả. Kết quả là, doanh nghiệp có thể tăng cường lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện khả năng sinh lời trong tương lai.
- Hơn nữa, phân tích chi phí biến đổi hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định then chốt như xác định giá bán sản phẩm, quản lý quy trình sản xuất và cung ứng, đầu tư vào các dự án mới và phát triển các chiến lược kinh doanh dài hạn.
Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định
Chi phí biến đổi và cố định được coi là hai khái niệm hoàn toàn đối lập nhau. Bởi vậy, về cơ bản hai khái niệm này sẽ có những điểm khác nhau như:
Chi phí cố định | Chi phí biến đổi |
Chi phí không thay đổi kể cả thay đổi về số lượng đơn vị sản xuất. Định phí ổn định trong khoảng thời gian cụ thể. | Thay đổi phụ thuộc số lượng đơn vị sản xuất. |
Định phí là khoản tiền xác định. Kể cả doanh nghiệp ngừng sản xuất. | Biến phí thay đổi không giới hạn. Biến phí chỉ bằng 0 khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh. |
Định phí không bao gồm trong thời điểm định giá tồn kho. | Biến phí bao gồm trong thời điểm định giá tồn kho. |
Ví dụ về chi phí cố định: tiền thuê nhà xưởng, mặt bằng, tiền bảo hiểm,… | Ví dụ chi phí biến đổi: tiền nguyên liệu thô, tiền lương nhân viên, tiền vận chuyển,… |
Lời kết
Việc hiểu rõ chi phí biến đổi là gì và tầm quan trọng của nó là điều thiết yếu để doanh nghiệp có thể quản lý chi phí một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh. Việc hiểu rõ và quản lý tốt chi phí biến đổi sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bài viết liên quan: