Trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ số CASA là thước đo quan trọng giúp nhà đầu tư lựa chọn mã chứng khoán phù hợp hay còn được biết đến là tiền gửi không kỳ hạn. Vậy CASA là gì? Tỷ lệ CASA các ngân hàng hiện nay? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục Lục
CASA là gì? CASA ngân hàng là gì?
CASA là viết tắt của từ Current Account Savings Account. Thuật ngữ này có nghĩa là “tiền gửi không kỳ hạn”. Khách hàng chủ động gửi số tiền này vào ngân hàng để hưởng lãi suất hàng ngày và được thanh toán hàng tháng, mặc dù mức lãi suất khá thấp chỉ 0.1% – 0.5%.
CASA là chỉ số thể hiện sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thu hút người dùng bằng cách tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Mỗi quý, chỉ số CASA được hiển thị thông qua báo cáo tài chính của ngân hàng.
Ví dụ về chỉ số CASA:
Khách hàng A mở thẻ ATM để chuyển khoản, giao dịch, rút tiền… tại ngân hàng ACB. Lúc này, số tiền của khách A có trong tài khoản, sẽ làm tăng chỉ số CASA của ngân hàng ACB. Số lượng khách hàng mở thẻ vãng lai càng nhiều, chỉ số CASA của ngân hàng càng tăng.
Xem thêm
- Room tín dụng là gì? 18 ngân hàng được nới room tín dụng
- Lãi suất cơ sở là gì? Lãi suất cơ sở của các ngân hàng mới nhất
- Lãi suất thả nổi là gì? Cách tính lãi suất thả nổi chính xác nhất
Ý nghĩa của chỉ số CASA trong ngân hàng
Chỉ số CASA rất quan trọng đối với lĩnh vực ngân hàng vì nó giúp xác định vị thế của ngân hàng và tiềm năng của thị trường. Ý nghĩa của chỉ số bao gồm:
- Tỷ lệ CASA cao thể hiện khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng lãi suất thấp và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực tài chính.
- Chỉ số CASA cao biểu thị ngân hàng có chi phí vốn thấp.
- Tỷ lệ này cao có tầm ảnh hưởng lớn đến chỉ số NIM (Net Interest Margin) – Biên lợi nhuận cao, giúp cải thiện thu nhập lãi thuần.
- Khi chỉ số này mức cao, điều đó có nghĩa là ngân hàng này có chất lượng dịch vụ tốt, hiện đại tiện nghi phục vụ khách hàng. Thêm vào đó, ngân hàng có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hấp dẫn, gắn liền với dịch vụ tiền gửi không kỳ hạn, thu hút người dùng mở tài khoản.
- Bên cạnh đó, chỉ số CASA mang tính quyết định trong đầu tư chứng khoán giúp nhà đầu tư phân tích đánh giá tiềm năng, khả năng tăng trưởng, phát triển của ngân hàng đó.
Nhìn chung, sức khỏe tài chính và khả năng tăng trưởng của ngân hàng càng tốt thì tỷ lệ CASA càng cao. Nhà đầu tư phân tích mã chứng khoán lĩnh vực ngân hàng, cần đặt chỉ số CASA trong bảng phân tích để so sánh.
Cách tính CASA bình quân
Trước khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, bạn nên sử dụng chỉ số CASA để xác định ngân hàng đó có khả năng cạnh tranh cao và có thể thu hút được lượng khách hàng lớn hay không? Công thức cụ thể của chỉ số CASA như sau:
Ví dụ cách tính chỉ số CASA dựa vào báo cáo tài chính quý III/2021 của ngân hàng A:
- Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức: 375.000 triệu đồng.
- Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức: 30.702.000 triệu đồng.
- Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng: 120.000.000 triệu đồng.
- Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng: 161.000.000 triệu đồng.
- Tiền gửi ký quỹ: 34.000.000 triệu đồng.
- Phát hành giấy tờ có giá: 34.000.000 triệu đồng.
Lúc này, chỉ số CASA quý III/2021 của ngân hàng A là:
CASA = (375.000 + 120.000.000 + 34.000.000)/(375.000 + 30.000.000 + 120.000.000 + 161.000.000 + 34.000.000 + 34.000.000) = 40,6%
CASA ngân hàng nào cao nhất?
Chỉ số CASA được cập nhật theo từng quý, từng năm bởi vì chỉ số này thay đổi liên tục. CASA ngân hàng cao nhất dựa trên báo cáo tài chính đó là MB, TCB, VCB, MSB và ACB. Cụ thể như sau:
MB Bank (Ngân hàng Quân Đội) – Top 1
Sau hai năm, MB Bank đã vượt qua Techcombank để giành vị trí dẫn đầu về chỉ số CASA ngân hàng Việt Nam, mặc dù có sự sụt giảm nhẹ từ 48,7% năm 2021 xuống 40,6% vào cuối năm 2022.
Ngân hàng Techcombank – Top 2
Tiền gửi không kỳ hạn tại TCB bắt đầu giảm bắt đầu từ quý 2 năm 2022, từ mức kỷ lục 50,5 % xuống 37 % vào cuối năm 2022. Ngân hàng đã giải thích vấn đề này như sau: Trong thời kỳ lãi suất cao trên toàn thế giới, thanh khoản của hệ thống kém dồi dào hơn ,thị trường bất động sản đi xuống, trái phiếu doanh nghiệp bị soi xét kỹ lưỡng cũng tác động và làm giảm số dư CASA. Bên cạnh đó, khách hàng có xu hướng tăng mở tài khoản tiết kiệm, giảm nắm giữ tiền mặt để đầu tư.
Vietcombank (Ngân hàng ngoại thương Việt Nam) – Top 3
Đứng thứ ba là Vietcombank với tỷ lệ CASA được giữ ổn định từ đầu năm 2022. Vietcombank có chính sách miễn toàn bộ phí dịch vụ cho khách hàng từ đầu năm nay. Điều này giúp Vietcombank tăng số lượng khách hàng cá nhân, tăng tiền gửi không kỳ hạn và cải thiện tỷ lệ CASA, giúp VCB tăng thêm 1 bậc từ bậc 4 lên bậc 3 với 33.9%.
MSB – Ngân hàng Hàng hải Việt Nam
Đầu năm 2022, MSB gây ấn tượng bất ngờ vì là ngân hàng tầm trung duy nhất góp mặt trong top 5, vượt mặt cả VCB. Thế nhưng, do cú sụt giảm trong quý 4 năm 2022 đã làm CASA tụt từ 35.8% xuống 31.2% và đứng vị trí thứ 4 bảng xếp hạng.
ACB – Ngân hàng Á Châu
ACB tiếp tục giữ vững vị trí thứ 5 với tỷ lệ CASA cuối năm 2022 ở mức 22.2%, dù vẫn giảm ít so với cùng kỳ năm 2021 (mức 25.4%).
Tỷ lệ CASA các ngân hàng 2023
Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi khách hàng) có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng.
MB đang ở đầu bảng xếp hạng với tỷ lệ CASA cuối tháng 3 gần 33%, giảm khoảng 6 điểm phần trăm so với đầu năm. Ngân hàng này đã soán ngôi vương về tỷ lệ CASA của Techcombank vào cuối năm 2022 và đặt mục tiêu tiếp tục giữ vị thế Top 1 về tỷ lệ này trong năm 2023.
Techcombank ghi nhận tỷ lệ CASA ở mức gần 31% và đứng ở vị trí thứ hai. Tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi khách hàng của ngân hàng này giảm khoảng 3,82 điểm phần trăm so với đầu năm.
Ở Vietcombank , tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi bị sụt giảm từ 32,34% xuống còn 28,73%.
MSB theo sau với tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi khách hàng là 21,21%, giảm 8,45 điểm phần trăm so với đầu năm.
ACB giữ vững vị trí thứ 5 với tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi khách hàng ở mức 19,72%, giảm 2,06 điểm phần trăm so với đầu năm. Việc sụt giảm tỷ lệ này chủ yếu do tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh về lượng và tỷ trọng trong tổng tiền gửi khách hàng.
5 ngân hàng còn lại trên bảng xếp hạng tỷ lệ CASA trên tiền gửi khách hàng lớn nhất là VietinBank (17,54%); Sacombank (17,04%); BIDV (15,85%); PGBank (15,34%); VPBank (13,5%).
Tỷ lệ CASA bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ CASA có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện sức mạnh tài chính, tốc độ tăng trưởng và vị thế của ngân hàng trong số các khách hàng hiện tại của ngân hàng. Để đánh giá tỷ số này cần dựa trên mặt bằng chung và bảng so sánh phân tích với các ngân hàng khác. Chỉ số CASA càng cao, đồng nghĩa càng tốt, thể hiện vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Bên cạnh chỉ số này, nhà đầu tư cần phân tích báo cáo tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp để nhận định sự phát triển. Đánh giá CASA ngân hàng tăng trưởng do động lực nào là chính, từ đó có nhận định về mã chứng khoán 1 cách chính xác.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ từ chúng tôi sẽ giúp bạn có đầy đủ hiểu biết về chỉ số CASA trong ngân hàng và top ngân hàng có chỉ số CASA cao nhất để phân tích, nghiên cứu đưa vào danh mục đầu tư. Đừng quên theo dõi website giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức ngân hàng hữu ích nhé
Xem thêm