Carl Icahn được mọi người biết đến là một nhà đầu tư “tàn bạo nhất phố Wall”. Ông đã khiến cho cả thị trường tài chính cũng phải dè chừng bởi phong cách đầu tư vô cùng đặc biệt của mình. Nếu đem so sánh với các huyền thoại đầu tư như Warren Buffett hay George Soros thì mức độ ảnh hưởng của ông cũng không hề thua kém gì họ. Vậy Carl Icahn là ai? Phong cách đầu tư của ông đặc biệt ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Carl Icahn là ai?
Carl Icahn, tên đầy đủ là Carl Celian Icahn, ông sinh ngày 16/02/1936 tại Thành phố New York và lớn lên ở Queens. Công chúng thường biết đến ông trên cương vị là một doanh nhân, nhà đầu tư và là nhà từ thiện người Mỹ gốc Do thái.
Ngoài ra, Carl Icahn còn là người sáng lập kiêm cổ đông kiểm soát của Icahn Enterprises. Đây là một công ty hoạt động chuyên về quản lý quỹ và có thể xem là đủ lớn để sánh ngang với Berkshire Hathaway của Warren Buffett.
Theo Forbes, trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới thì hiện Carl Icahn đang nắm giữ vị trí thứ 94 với khối tài sản lên đến 17,5 tỷ đô la.
Bài viết liên quan:
- David Tepper – Người được mệnh danh “phù thủy chứng khoán” của phố Wall
- Leon Cooperman là ai? Tiểu sử nhà sáng lập quỹ đầu tư Omega Advisors
- Giới thiệu về tỷ phú Michael Bloomberg – Ông trùm truyền thông tài chính
- Tỷ phú Charlie Munger – Người được mệnh danh là “cánh tay phải” của Warren Buffett
Hành trình thành công của Carl Icahn
Chơi Poker kiếm tiền ăn học
Carl Icahn sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại Far Rockaway, Queens, New York – một khu phố được ví như là khu “ổ chuột” ở New York. Mẹ của ông là một giáo viên và cha là giảng viên âm nhạc trong nhà thờ.
Năm 1954, Carl Icahn tốt nghiệp trung học và đậu vào một trong những trường thuộc Ivy League của Mỹ đó chính là Đại học Princeton. Ngay cả chính gia đình ông cũng rất bất ngờ vì điều này bởi tại thời điểm đó rất hiếm có một người Do Thái nào được vào học tại các trường danh giá.
Khi vào học đại học, Carl Icahn đã phải làm rất nhiều công việc khác nhau để kiếm sống bởi gia đình ông chỉ có khả chu cấp tiền học phí chứ không thể cáng đáng thêm phần sinh hoạt phí. Tuy nhiên, việc này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn trước khi ông bắt đầu tìm hiểu về Poker.
Thoạt đầu khi tìm hiểu về Poker, ông bị người ta lột sạch túi. Cay đắng vì việc bị mất tiền, Carl Icahn quyết tâm dành ra 2 tuần chỉ để đọc sách về Poker. Kết quả là ông đã có một màn lột xác ngoạn mục khi quay trở lại và lấy lại được toàn bộ số tiền đã mất. Không những thế, ông còn kiếm được số tiền hơn 2.000 đô la (tương đương với 50.000 đô la theo tỷ giá thập kỷ 1950).
Bỏ học trường y để tham gia vào thị trường chứng khoán
Năm 1960, Carl Icahn quyết định rời trường Y và gia nhập vào quân đội. Bởi sau khi tốt nghiệp ngành triết học tại Princeton và ông có dành 2 năm để thử sức ở trường y NYU nhưng ông chợt nhận ra rằng định hướng này không phù hợp dành cho mình.
Năm 1961, Carl Icahn bị thu hút bởi thị trường chứng khoán và bắt đầu gia nhập vào Dreyfus với tư cách là một nhà môi giới. Ở giai đoạn này, thị trường chứng khoán Mỹ đang trên đà rất phát triển. Tuy nhiên, đến cuối năm 1961, sau “cú trượt dốc của Kennedy” thì thị trường chứng khoán bắt đầu gặp khủng hoảng.
Nhờ vào những những kinh nghiệm này, Carl Icahn quyết định trở thành một nhà quản lý quyền chọn tại các công ty như Tessel, Patrick & Co và Gruntal & Co. Chính nhờ công việc này đã giúp ông khám phá được tiềm năng thực sự của chính bản thân mình và chính thức dấn thân vào thị trường môi giới chứng khoán.
Trong những giai đoạn chơi Poker đã giúp Carl Icahn một phần nào đó rèn luyện được tính cách đầu tư “ăn – thua”. Bằng tính cách này của mình, ông đã có một hướng đi hết sức táo bạo đó chính là đi vay 400.000 USD và với số tiền ít ỏi này mà ông đã kiếm được lên đến khoảng 1,2 – 2 triệu USD sau đó.
Năm 1968, nhờ những thành công ban đầu của mình, Carl Icahn quyết định thành lập nên Icahn Enterprises, công ty riêng của ông. Theo các báo cáo trong thập niên 80 từ thế kỷ trước, giá trị tài sản ròng của Icahn&Co được ước tính lên đến 100 triệu USD.
“Kẻ thù” của các công ty Mỹ
Trong gần 10 năm qua, gã “sói già phố Wall” này đã thực hiện rất nhiều thương vụ đáng chú ý. Cụ thể:
Năm 2012, sau khi thấy cổ phiếu Netflix đã tăng lên đến 457% trong vòng 14 tháng, ông quyết định bán chúng và kiếm 2 tỷ USD.
Năm 2013, Carl Icahn đầu tư vào Apple 1 tỷ USD và nâng giá trị của Apple sau này lên thành 17 tỷ USD. Ngoài ra, một điểm nhấn khác trong sự nghiệp của ông phải kể đến đó chính là cuộc đối đầu giữa ông và Bill Ackman về Herbalife. Vào năm 2021, sau khi bán cổ phiếu Herbalife, Carl đã thu về được cho mình 1,3 tỷ USD lợi nhuận.
Do đó, bắt đầu từ những năm 1970, Carl Icahn được biết đến như “kẻ thù” của các công ty Mỹ đã tạo nên hiện tượng “Icahn Lift” – một hiện tượng đầy thành công của ông.
Triết lý đầu tư của Carl Icahn
Carl Icahn cho biết: “Triết lý đầu tư của tôi, nói chung, trừ một số trường hợp ngoại lệ, là mua thứ gì đó khi không ai muốn mua”. Cụ thể, chiến lược đầu tư của ông là dựa trên việc xác định các cổ phiếu có tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) thấp, hoặc là giá trị sổ sách cao hơn so với định giá thị trường hiện tại.
Chính vì vậy, đối với hầu hết số cổ phiếu mà Carl Icahn đã mua thì hầu hết chúng đều không được nắm giữ quá mốc thời gian là 18 tháng.
Thông thường, ông sẽ lựa chọn mua một lượng lớn số cổ phiếu của các công ty nhỏ hoặc đang gặp khó khăn trên thị trường và sau đó tích cực can thiệp để thay đổi tình hình bằng cách sử dụng tư cách cổ đông quan trọng nhằm ảnh hưởng đến quyết định của hội đồng quản trị.
Điều đặc biệt là ông không ngần ngại trong việc thực hiện các chính sách mua lại cổ phiếu hoặc là bán tài sản của công ty. Thậm chí là thực hiện các thay đổi cấu trúc để tạo ra lợi nhuận nhanh chóng mà không quan tâm đến tương lai của công ty. Thay vào đó, ông sử dụng vị thế của mình để áp đặt thay đổi và tạo ra giá trị ngắn hạn cho cổ đông.
Thành công là vậy nhưng đôi khi Carl Icahn cũng đã từng thất bại trong những thương vụ đầu tư của mình. Điển hình nhất là vào năm 1985 khi ông nỗ lực điều hành Trans World Airlines (TWA) nhưng khiến cho hãng hàng không này liên tục sa sút và cuối cùng phải tuyên bố phá sản vào năm 1992 sau quyết định chia nhỏ công ty của ông.
Lời kết
Bài viết trên đây chính là toàn bộ thông tin xoay quanh về vị tỷ phú, nhà đầu tư Carl Icahn. Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ thật sự hữu ích và tạo động lực giúp bạn chinh phục được ước mơ trên hành trình đầu tư của mình. Và cũng đừng quên theo dõi trang Giavang.com thường xuyên để kịp thời cập nhật các thông tin bổ ích mới nhất nhé.