Việc nắm rõ cách tính xuất siêu sẽ giúp các nhà kinh tế đánh giá được hiệu quả thương mại của một quốc gia bất kỳ. Công thức tính xuất siêu còn được xem như một cán cân thương mại hỗ trợ doanh nghiệp lập lế hoạch và chiến lược xuất nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về cách tính xuất siêu và ưu nhược điểm của công thức này, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết sau nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về xuất siêu
Xuất siêu là gì?
“Xuất siêu xảy ra khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của một quốc gia vượt toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu. Hay còn được gọi là khi thặng dư cán cân thương mại nhận giá trị lớn hơn 0. Dữ liệu này cho thấy sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường quốc tế nói chung.”
- Giảm phát là gì? Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát
- Tapering là gì? Tác động của Tapering đến thị trường tài chính
- Lợi nhuận ròng là gì? Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
- Nguồn vốn ODA là gì? Nguồn vốn ODA tại Việt Nam như thế nào?
Tác động kinh tế của xuất siêu
Trên thị trường kinh tế nói chung, xuất siêu sẽ gây nên nên nhiều tác động và ảnh hưởng trực tiếp như sau:
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc gia, tăng dự trữ ngoại hối.
- Tăng cả năng cạnh tranh của một quốc gia cụ thể trên thị trường quốc tế.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo nên công ăn việc làm cho nhiều đối tượng.
Mặc dù xuất siêu mang đến nhiều điểm tích cực cho nền kinh tế phát triển nhưng quốc gia cũng không nên lệ thuộc hoàn toàn vào hoạt động xuất siêu này. Tốt nhất cần phải có sự cân bằng giữa công tác xuất khẩu và nhập khẩu.
Hướng dẫn cách tính xuất siêu
Cách tính xuất siêu chi tiết
Công thức tinh xuất siêu sẽ được xác định như sau:
Xuất siêu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
Nếu kết quả trả về là số dương thì quốc gia đó được xem là có tỷ lệ xuất siêu cao. Ngược lại nếu kết quả về âm thì quốc gia này nhập siêu cao.
Bản chất của cách tính xuất siêu chính là xác định được sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu và tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia đó. Trước khi áp dụng công thức tính này đòi hỏi doanh nghiệp/nhà kinh tế cần phải tìm hiểu được giá trị của hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng như nắm rõ được tổng giá trị hàng hóa/dịch vụ trong cùng thời gian.
Ví dụ về cách tính xuất siêu
Để hình dung rõ hơn về cách tính xuất siêu, các doanh nghiệp có thể tham khảo ngay ví dụ sau:
Nếu quốc gia A có giá trị xuất khẩu đạt 500 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu khi đó là 300 tỷ đồng.
=> Xuất siêu = 500 – 300 = 200 tỷ đồng.
Với trường hợp này, kết quả trả về là số dương cho thấy quốc gia A xuất siêu 200 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm ví dụ về tỷ lệ xuất siêu của Việt Nam trong những năm 2022 theo bảng thống kê sau:
Giá trị xuất khẩu: | 371,85 tỷ USD |
Giá trị nhập khẩu: | 360,65 tỷ USD |
Xuất siêu: | Xuất siêu = Xuất khẩu – Nhật khẩu = 371,85 – 360, 65 = 11,2 tỷ USD |
=> Xuất siêu của Việt Nam trong năm 2022 giao động 11,2 tỷ USD và tổng giá trị xuất khẩu vượt tổng giá trị nhập khẩu.
Ưu nhược điểm của xuất siêu là gì?
- Ưu điểm:
- Tăng dự trữ ngoại tệ nhằm mục đích hỗ trợ ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán.
- Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bằng cách mở rộng sản lượng và ưu tiên các ngành có lợi thế xuất khẩu cao.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng thông qua nguồn vốn xuất khẩu.
- Mở rộng thị trường cho sản phẩm trong nước và tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, …
- Nhược điểm:
- Gây áp lực lên tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế toàn cầu khi nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động xuất khẩu.
- Khi nguồn lực tập trung quá mức vào xuất khẩu có thể dẫn đến mất cân bằng kinh tế trong nước.
- Việc tăng cường sản xuất và khai thác tài nguyên để xuất khẩu có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường.
Chính sách và biện pháp cải thiện xuất siêu
Xuất siêu thường được cải thiện theo các phương diện tích cực nhờ vào những chính sách và biện pháp chiến lược vĩ mô như sau:
- Chính sách thuế: Xây dựng chính sách thuế nhập khẩu toàn diện, áp dụng thuế suất theo nghĩa vụ quốc tế và tiêu chuẩn bảo hộ, sử dụng thuế nhập khẩu để thực hiện các biện pháp tự vệ.
- Các biện pháp phi thuế quan: Để hạn chế nhập khẩu hàng kém chất lượng, hãy sử dụng các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn nhập khẩu.
- Chính sách tự do hóa thương mại: Tăng cường hợp tác quốc tế bằng cách thiết lập các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường và giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ: Hình thành các ngành công nghiệp hỗ trợ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
- Xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường: Tăng cường nỗ lực xúc tiến thương mại và thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại các khu vực mới nổi và những thị trường có tiềm năng cao.
Thực trạng xuất siêu của Việt Nam hiện nay
Thặng dư thương mại của thị trường Việt Nam đã ghi nhận mức xuất siêu đáng kể trong những năm kinh tế gần đây. Thị trường kinh tế dần phục hồi sau những biến động khó khăn kể từ đợt Covid. Cụ thể:
- Năm 2022, Việt Nam xuất siêu 9,4 tỷ USD, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 312,8 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm trước.
- Thặng dư thương mại của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2023 là 6,35 tỷ USD dù kim ngạch xuất khẩu giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
- Hàng công nghiệp chế biến và nông sản vẫn là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, trong đó gạo, cà phê và hải sản có sự phát triển đáng kể.
- Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện môi trường kinh doanh đã giúp Việt Nam duy trì thặng dư thương mại ổn định.
Mặc dù xuất hiện nhiều thách thức nhưng thị trường xuất khẩu Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động phức tạp.
Xuất siêu hay nhập siêu có lợi cho Việt Nam?
Việt Nam chủ yếu sản xuất hàng hóa nên xuất siêu luôn chiếm nhiều ưu thế có lợi hơn. Xuất khẩu của Việt Nam hiện khá rộng, từ các mặt hàng công nghiệp như chất bán dẫn và linh kiện điện thoại đến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Nhờ đó, xuất nhập khẩu đã trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cách tính xuất siêu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được giá trị xuất khẩu của đơn vị cũng như của một quốc gia cụ thể. Mong rằng những kiến thức mà Giavang.com cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cách tính xuất siêu.
Một số bài viết có liên quan