Tỷ giá chéo chính là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua một đồng tiền của bên thứ ba. Vậy cách tính tỷ giá chéo như thế nào? Tại sao phải tính tỷ giá chéo? Tỷ giá chéo và tỷ giá chính quy khác ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến cách tính tỷ giá chéo? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là gì?
“Tỷ giá chéo (Cross Rate) là tỷ giá gián tiếp được xác định giữa hai đồng tiền thông qua một đồng tiền thứ ba. Tỷ giá này sẽ phụ thuộc nhiều vào cách các đồng tiền được yết giá là giá tiếp hay trực tiếp và tỷ giá xác định chính là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.”
- Tỷ giá giao ngay là gì? Ví dụ tỷ giá giao ngay – Spot Rate
- 1 Peso Philippines (PHP) bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
- Mua đô la ở đâu? Kinh nghiệm mua đô la, ngoại tệ tại Việt Nam
- Tiền rách đổi được không? Phí đổi tiền rách tại ngân hàng rẻ nhất
Hơn hết, chúng sẽ được xác định dựa theo quy tắc so sánh lần lượt các giá trị giữa hai đồng tiền với tỷ giá USD trên thị trường. Tiếp đó, chia tỷ giá của đồng tiền thứ nhất cho tỷ giá của đồng tiền thứ hai để xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền này.
Các tỷ giá này được bắt nguồn từ nhu cầu giao dịch ngoại hối của các đối tượng cá nhân. Việc tính toán tỷ giá này sẽ được xác định thông qua hai loại đồng tiền mà không cần đồng tiền của một quốc gia nào đó. Để xác định được tỷ giá chéo giữa đồng tiền Euro và đồng Yen Nhật Bản, chúng ta chỉ cần sử dụng tỷ giá chính quy của EUR/USD và USD/JPY để tính toán tỷ giá giữa EUR/JPY.
Đặc điểm của tỷ giá chéo
- Tỷ giá chéo được sử dụng để quy đổi giá trị giữa hai đồng tiền (hai đồng tiền này không phải là đồng tiền cơ sở hiện hữu trong thị trường ngoại hối).
- Tỷ giá này ít thanh khoản và ít được theo dõi hơn so với các cặp truyền thống khác. Nhờ đó mà các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để khám phá sự biến động của thị trường.
- Các tỷ giá này đều thay đổi thường xuyên theo sự biến động trên thị trường cung – cầu tiền tệ.
- Có thể sử dụng tỷ giá này để giảm thiểu các vấn đề rủi ro xuất phát từ những giao dịch ngoại hối và đầu tư toàn cầu.
Phân biệt tỷ giá chéo và tỷ giá chính quy
- Tỷ giá chéo (cross rate): Sử dụng trong các giao dịch ngoại hối và thể hiện cho tỷ giá giữa hai đồng tiền (ngoại trừ đồng tiền của nước mà người sử dụng tính toán tỷ giá đó).
- Tỷ giá chính quy (spot rate): Tỷ giá trực tiếp giữa hai đồng tiền đến từ hai quốc gia khác nhau và được dùng để tính giá trị của một đồng tiền so với đồng tiền khác.
Ví dụ, để mua đồng Euro bằng đồng USD chỉ cần dùng tỷ giá chính quy được xác lập giữa USD và EUR nhằm mục đích xác định được số tiền USD để mua một đơn vị EUR.
Tại sao phải tính tỷ giá chéo?
Theo đánh giá chung, trong hầu hết các giao dịch ngoại hối và đầu tư toàn cầu thì tỷ giá chéo luôn giữ một vai trò quan trọng. Cụ thể như sau:
- Các thông số này giúp cho nhà đầu tư dễ dàng quy đổi tỷ giá cũng như đánh giá tiềm năng của đồng tiền giữa các quốc gia với nhau.
- Tỷ giá này giúp các ngân hàng dễ dàng xác định được mức độ chênh lệch giữa các tỷ giá mua và tỷ giá bán trên nhiều vị trí khác nhau.
Ví dụ cụ thể:
USD/VND = 24.780 và USD/EUR = 0.92 -> EUR/VND = 22.655/0.84 = 27.053
Cách tính tỷ giá chéo chi tiết
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều cách tính tỷ giá chéo khác nhau. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định mà bạn có thể cân nhắc áp dụng 01 trong các hình thức sau:
Tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá
Cách tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá được xác định = Tỷ giá của đồng tiền định giá/Tỷ giá của đồng tiền yết giá.
Trong đó:
- Tỷ giá mua = Tỷ giá bán của ngân hàng/Tỷ giá mua của ngân hàng
- Tỷ giá bán = Tỷ giá mua của ngân hàng/Tỷ giá bán của ngân hàng
Ví dụ cụ thể cho tỷ giá yết giữa VND/USD và CNY/USD. Trong hai trường hợp mua và bán, tỷ giá (TG) chéo VND/CNY sẽ được xác định theo công thức tính như sau:
- Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD)
- VND/USD = X/(X + VND)
- CNY/USD= Y/(Y + CNY)
Trong đó:
- X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
- Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.
Giả sử, tỷ giá USD/VND = 18.000/200; USD/SGD = 1.2420/30. Khi đó, tỷ giá mua SGD/VND của khách hàng = 18.200 VND/1.2420SGD = 14.653. Tỷ giá bán SGD/VND của khách hàng = 18.000 VND/1.243SGD =14.481. Từ đó, chúng ta có thể xác định được tỷ giá của ngân hàng là: SGD/VND =14.481/14.653.
Cách tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá
Công thức tính: Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá = Tỷ giá của đồng tiền yết giá/Tỷ giá của đồng tiền định giá.
Để xác định được tỷ giá mua, khách hàng chỉ cần lấy ngay “Tỷ giá bán của ngân hàng”/”Tỷ giá mua của ngân hàng”/”Tỷ giá bán của ngân hàng”,
Ví dụ, tỷ giá niêm yết là USD/VND và USD/CNY thì tỷ giá (TG) chéo VND/CNY khi mua và bán sẽ được tính toán theo công thức sau:
- Yết giá/định giá = (USD/định giá)/(USD/yết giá)
- USD/VND = X/X + VND
- USD/CNY = Y/Y + CNY
Trong đó:
- X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND
- Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY
Giả sử, tỷ giá GBP/VND = 29160/80 và USD/VND = 1800/200 thì tỷ giá chéo giữa khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng sẽ được xác định như sau:
- Tỷ giá mua GBP/USD của khách hàng = 29180 VND/18000 = 1.6211
- Tỷ giá bán GBP/USD của khách hàng = 29160 VND/18200 VND = 1.6021
Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy được tỷ giá yết của ngân hàng là GBP/USD = 1.6021/1.6211.
Tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá và yết giá
Cách tính tỷ giá chéo này sẽ được xác định bằng cách: Lấy “Tỷ giá của đồng tiền yết giá” x “Tỷ giá của đồng tiền định giá”. Trong đó:
- Tỷ giá mua: Tỷ giá bán của ngân hàng X Tỷ giá bán của ngân hàng
- Tỷ giá bán: Tỷ giá mua của ngân hàng X Tỷ giá mua của ngân hàng
Ví dụ, tỷ giá yết là VND/USD và USD/CNY tỷ giá (TG) chéo VND/CNY khi mua và bán sẽ được áp dụng theo công thức tính sau đây:
- Yết giá(trực tiếp)/định giá = (Yết giá/USD) x (USD/Định giá)
- VND/USD = X/X + VND
- USD/CNY=Y/Y + CNY
Trong đó:
- X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND
- Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY
Hậu quả tiêu cực của tỷ giá chéo là gì?
So với những cặp tiền tệ khác, tỷ giá chéo luôn sở hữu mức thanh khoản thấp. Điều này khiến cho mức giá chào mua/bán rộng hơn và dễ xuất hiện nhiều tình huống khắc nghiệt. Do đó, các nhà giao dịch có thể gặp nhiều vấn đề khó khăn khi vào hoặc ra khỏi các vị trí lệnh của họ.
Yếu tố ảnh hưởng đến cách tính tỷ giá chéo
Mặc dù, những công thức/cách tính tỷ giá chéo đều được áp dụng theo một công thức chung. Tuy nhiên, tỷ giá Cross rate thường trade chủ yếu với EUR và JPY. Do đó, chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như:
- Mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ và các đồng tiền quốc tế
- Lạm phát
- Kinh tế – Chính trị, …
Mặc dù, kết quả của các tỷ giá chéo thường không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự chỉ đạo của các đồng Đô la Mỹ nhưng không có nghĩa các giao dịch đến từ các cặp tiền tệ tỷ giá chéo khác bỏ qua Hoa Kỳ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về cách tính tỷ giá chéo cũng như những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá chéo. Mong rằng những kiến thức nêu trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cách tính tỷ giá chéo trên thị trường hiện nay.
Xem thêm