Quản lý chi tiêu gia đình là cách để cân bằng cuộc sống, hạn chế phát sinh những vấn đề tài chính. Vậy bạn đã biết cách quản lý chi tiêu gia đình một cách tối ưu nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của giavang.com để ứng dụng vào trong đời sống hiệu quả hơn!
Mục Lục
Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là tổng hợp các khoản phí sinh hoạt vật chất, tinh thần của gia đình trong một tháng. Những chi phí này thường bao gồm tất cả các chi phí của các thành viên trong gia đình về ăn uống, đi lại, giao tiếp xã hội, giáo dục, giải trí,…
Vì sao cần biết cách quản lý chi tiêu gia đình?
Lập một kế hoạch chi tiêu gia đình kỹ lưỡng, minh bạch và phân bổ dòng thu nhập một cách hợp lý sẽ giúp cân bằng tài chính và cải thiện khả năng kiểm soát chi tiêu của gia đình. Điều này cũng sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm tiền và xây dựng một khoản dự trữ.
Nhờ vậy, khi xảy ra những tình huống bất trắc như ốm đau, thất nghiệp, gia đình bạn sẽ không bị động mà có thể bình tĩnh để xử lý vấn đề.
Các khoản chi tiêu trong gia đình
Mỗi gia đình sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau. Thông thường các khoản chi tiêu sẽ được phân thành 6 loại như sau:
Nhu cầu ăn uống, may mặc, nhà ở
Các chi phí liên quan đến nhu cầu này là những khoản chi cần thiết của mỗi gia đình. Chẳng hạn như chi phí mua thức ăn hàng ngày, chi phí thuê nhà hàng tháng cho những gia đình chưa có nhà ở ổn định hay chi phí mua sữa cho con nhỏ,…
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến một số chi phí biến động hàng tháng như chi phí điện nước, tiền trả thế chấp,… để không xảy ra các khoản vượt mức.
Nhu cầu đi lại
Các chi phí như chi phí thuê xe về quê, chi phí xăng xe đi làm, chi phí xe buýt đi học, chi phí bảo dưỡng xe,… cũng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho các thành viên trong gia đình.
Nhu cầu bảo vệ sức khỏe
Những chi phí tính vào khoản này sẽ chiếm một phần khá lớn trong chi tiêu của gia đình đối với hộ gia đình có con nhỏ hoặc bố mẹ già. Khám sức khỏe định kỳ tại gia đình, mua thuốc và chích ngừa, khám chữa bệnh hàng tháng cho người già, sức khỏe bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc nhận dịch vụ chăm sóc y tế đều được bao gồm trong chi phí này.
Nhu cầu văn hóa tinh thần
Chi phí này dao động tùy thuộc vào từng gia đình chẳng hạn như như đi xem phim cuối tuần, ăn uống bên ngoài, đi du lịch nghỉ dưỡng, chi phí về quê thăm ông bà,…Đây là khoản chi tiêu linh hoạt có thể điều chỉnh mỗi tháng tùy thuộc tài chính của mỗi gia đình.
Nhu cầu học tập
Các khoản chi phí phát sinh trong nhu cầu này phần lớn rơi vào các gia đình có con nhỏ như tiền học thêm, chi phí mua sách vở và văn phòng phẩm, chi phí mua đồng phục,… Tuy nhiên, ở nhiều gia đình, chi phí này cũng nhằm để cho bố mẹ nâng cao kiến thức của bản thân thông qua các khóa học online hoặc học thêm kỹ năng mới.
Nhu cầu giao tiếp xã hội
Nhu cầu này bao gồm các khoản chi cho đám cưới, hội họp, sinh nhật hay các dịp lễ, Tết và quyên góp từ thiện.
Chia sẻ cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả
Bước 1: Thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình
Các vấn đề sẽ được giải quyết gọn gàng và đúng đắn hơn nếu mọi thứ được thực hiện theo mục tiêu hoặc kế hoạch. Điều này cũng đúng đối với việc quản lý chi tiêu của bạn; trước tiên bạn nên quyết định mục tiêu tài chính rõ ràng cho tương lai của gia đình mình, cả ngắn hạn và dài hạn. Sau đó hãy thực hiện mua sắm, chi tiêu theo kế hoạch đã đề ra, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề tiêu dùng vượt quá số tiền đang có.
Bước 2: Sắp хếp tài chính hợp lý
Sắp xếp tài chính hợp lý và phân bổ chi tiêu theo hàng tuần, tháng để chi tiêu cân đối hơn. Bạn có thể tham khảo, ứng dụng một số cách phổ biến sau đây để quản lý chi tiêu hiệu quả và tối ưu hơn.
Phương pháp 50/20/30
Ở quy tắc 50/20/30, các chi tiêu trong gia đình sẽ được chia thành tỷ lệ 50%, 20% và 30%. Trong đó:
- 50% dành cho các chi tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiền học cho con,…
- 20% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,…
- 30% dành cho các chi tiêu cá nhân bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,…
Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tỷ lệ trong các khoản này sao cho phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của gia đình bạn.
Sử dụng app chi tiêu
Việc sử dụng các app quản lý chi tiêu miễn phí giúp bạn và gia đình dễ dàng xem được báo cáo thu chi. Đồng thời, các ứng dụng thông minh cũng có các tính năng tiện lợi giúp bạ phân chia tài chính một cách tốt nhất.
Bước 3: Đặt hạn mức chi tiêu
Cần phải có giới hạn về những khoản chi tiêu. Hãy tính toán tổng thu nhập của gia đình bạn và sắp xếp mức độ ưu tiên cho từng khoản.
Bước 4: Đánh giá tình hình tài chính gia đình
Dù tình hình tài chính của gia đình bạn đang ở mức độ nào thì cũng nên thường xuyên xem xét và đánh giá cụ thể. Điều này cho phép bạn nhanh chóng xác định liệu ngân sách của gia đình bạn có đủ để chi tiêu một cách an toàn hay không hoặc phải điều chỉnh nếu nó không đủ.
Trên đây là những cách quản lý chi tiêu gia đình mà giavang.com gửi đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình sắp xếp, lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công.