Hiện nay, tình trạng tiền giả tràn lan trên thị trường khiến nhiều người dễ lầm tưởng. Bạn cần biết cách phân biệt tiền giả và tiền thật nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình lưu thông tiền tệ. Bài viết dưới đây, hãy cùng giavang.com tìm hiểu cách kiểm tra, nhận biết tiền thật và tiền giả bằng mắt thường.
Mục Lục
Thực trạng tiền giả hiện nay ở Việt Nam
Số lượng tội phạm liên quan đến tiền giả gần đây đã tăng lên. Mặc dù nhiều đường dây mua bán tiền ảo đã bị lực lượng chức năng triệt phá. Tuy nhiên, vẫn còn diễn biến phức tạp trong tội phạm tiền giả.
Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế mà còn khiến các ngân hàng khó thực hiện các giao dịch tiền mặt hơn. Hơn nữa, do việc bán tiền giả tạo ra thu nhập đáng kể nên các vụ lừa đảo ngày càng tinh vi hơn, khiến việc ngăn chặn tội phạm này trở nên khó khăn.
Các tội phạm liên quan đến tiền giả được thực hiện trên toàn thế giới, kể cả ở những địa điểm biệt lập và giữa các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, chúng lợi dụng người già, trẻ em, người thất nghiệp tham gia các hoạt động kiếm tiền cuộc sống.
Do đó, việc biết cách phân biệt tiền giả, tiền thật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn sẽ tránh được được rủi ro do nhận phải tiền giả, đồng thời giúp các cơ quan chức năng làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tiền đô bị rách có đổi được không? Nơi đổi đô rách phí thấp nhất
Tiền rách đổi được không? Phí đổi tiền rách tại ngân hàng rẻ nhất
Tiền cũ đổi tiền mới? Phí đổi tiền mới tại ngân hàng 2023
Tỷ giá tiền Phần Lan hôm nay. Đổi tiền Phần Lan ở đâu?
Hướng dẫn cách phân biệt tiền giả, tiền thật cực đơn giản
Dù tiền giả có được làm tinh vi đến đâu thì vẫn có những đặc điểm, chi tiết không giống tiền thật. Vì thế, bạn chỉ cần ghi nhớ một số cách phân biệt tiền giả, tiền thật dưới đây:
Soi tờ tiền trước nguồn sáng để phân biệt tiền thật và tiền giả
Tiền thật có:
Hình bóng chìm: Nhìn thấy rõ hai mặt hình bóng chìm được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng.
Dây bảo hiểm: Nhìn thấy rõ hai mặt dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc, có cụm số mệnh giá và chữ “NHNNVN” (hoặc “VND” – mệnh giá 10.000đ) tinh xảo, sáng trắng. Ở mệnh giá 50.000đ, dây bảo hiểm ngắt quãng, có cụm số “50000”.
Hình định vị: hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau (nhìn thấy từ hai mặt).
Ở tiền giả: hình bóng chìm không tinh xảo. Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; một số trường hợp không có yếu tố này. Hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.
Kiểm tra hình bóng chìm trên tờ tiền
Các chi tiết trên tiền thật được in rõ nét màu sắc. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được 2 mặt hình bóng chìm bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng.
Tiền giả các chi tiết thường mỏng, mờ, màu nhạt, hình bóng chìm không tinh xảo. Những chữ, số trên tờ tiền không sắc nét, không rõ ràng. Hình định vị không khớp khít, khe trắng không đều nhau.
Quan sát độ nổi, nhám ráp của nét in
Tiền thật bạn sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in tại các vị trí in nổi như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Tiền giả sẽ cho bạn cảm giác trơn lì, gợn tay chứ không thấy được độ nổi hay nhám ráp như tiền thật.
Vò tiền trong lòng bàn tay
Một chất polymer có tính linh hoạt và độ bền đặc biệt được sử dụng để in tiền thật. Vì vậy, nếu chúng ta cầm một tờ tiền trong lòng bàn tay và kiểm tra độ đàn hồi của nó, chúng ta sẽ thấy rằng nó trở lại hình dạng cũ khi chúng ta mở ra. Ngoài ra có thể kiểm tra độ bền bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền sẽ khó rách, khó bai giãn (Không kéo xé tiền ở vị trí đã bị rách).
Trong khi đó, tiền giả chủ yếu được in trên nilon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật. Vì vậy, khi nắm gọn tờ tiền vào lòng bàn tay và mở ra sẽ không có độ đàn hồi về thể trạng ban đầu, khi kéo, xé ở cạnh (mép) tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn hoặc rách.
Kiểm tra các cửa sổ trong suốt để nhận biết tiền thật
Ở tiền thật:
Cửa sổ lớn có cụm số dập nổi: là chi tiết nền nhựa trong suốt 2 mặt, ở phía bên phải mặt trước tờ bạc, có cụm số mệnh giá được dập nổi tinh xảo.
Cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn (DOE): là chi tiết nền nhựa trong suốt 2 mặt, ở phía trên bên trái trước tờ bạc. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa…) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng.
Ở tiền giả: Cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa số lớn không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.
Nghiêng qua nghiêng lại tờ tiền
Tiền thật sẽ thấy những yếu tố hoa văn khi nghiêng qua nghiêng lại hoa văn đổi màu. Tờ tiền có dãy băng dọc màu vàng ánh kim, khi nghiêng qua nghiêng lại sẽ thấy dãy băng này lấp lánh rất đẹp
Ví dụ: Tờ 500.000 đồng OVI đổi từ màu vàng sang xanh lá. Còn tờ 200.000 đồng: OVI đổi từ màu vàng sang xanh đậm.
Tiền giả hoa văn khi nghiêng qua nghiêng lại sẽ thấy không đổi màu hoặc màu không giống tiền thật. Dãy băng dọc màu vàng ánh kim trên tờ tiền khi nghiêng qua nghiêng lại sẽ không có hoặc không lấp lánh mà in chết 1 màu.
Ngoài những cách trên, các bạn có thể sử dụng kính lúp, đèn cực tím để phân biệt tiền giả. Trường hợp áp dụng các cách trên mà bạn không phát hiện ra được thì có thể cần đến sự hỗ trợ của máy soi tiền. Hoặc máy đếm tiền phát hiện tiền giả nếu thường xuyên phải kiểm tra số lượng tiền lớn.
Lời kết
Trên đây là những cách phân biệt tiền giả, tiền thật đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp kiến thức bổ ích giúp bạn tránh được rủi ro nhận phải tiền giả khi giao dịch.