Điểm tín dụng hiện là một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà các tổ chức tài chính sử dụng để đánh giá hoặc xem xét các đơn xin vay vốn. Bài viết dưới đây chia sẻ cách cải thiện điểm tín dụng đơn giản mà hiệu quả. Hãy theo dõi cùng giavang.com nhé
Mục Lục
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng hiện là một chỉ số quan trọng giúp các ngân hàng, tổ chức tín dụng xác định tình hình tài chính và uy tín của người đi vay. Xếp hạng điểm tín dụng CIC được phân chia như sau:
- Từ 150 – 321: Rủi ro rất cao, khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.
- Từ 322 – 430: Rủi ro cao, khách hàng không đủ khả năng trả nợ.
- Từ 431 – 569: Rủi ro trung bình, khách hàng đủ điều kiện vay nhưng xét duyệt lãi suất cao.
- Từ 570 – 679: Rủi ro thấp, khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn, đủ điều kiện vay, được xét duyệt lãi suất thấp.
- Từ 680 – 750: Rủi ro rất thấp, đây là nhóm khách hàng có điểm tín dụng CIC lý tưởng, đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và được phê duyệt hạn mức vay cao.
Lưu ý: Phần lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo. Đồng thời lãi suất còn phụ thuộc vào chính sách của từng tổ chức tài chính hay các ngân hàng trong các thời kỳ khác nhau.
Yếu tố tác động đến điểm tín dụng
Điểm tín dụng bị tác động bởi 5 yếu tố chính sau đây:
- Lịch sử thanh toán các khoản nợ (35%)
Đây là yếu tố quan trọng chiếm 35% các yếu tố được sử dụng để xác định điểm tín dụng. Tình trạng trả nợ của các khoản vay, cả những khoản đã được hoàn trả đầy đủ và những khoản vẫn còn tồn đọng, có thể được nhìn thấy trong lịch sử thanh toán nợ. Vì vậy, việc trả nợ nhanh chóng là rất quan trọng khi vay tiền từ bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào. Điểm tín dụng của bạn sẽ tăng lên nhờ việc trả nợ đều đặn, mang lại cho bạn lợi thế hơn những người đi vay khác khi đăng ký vay trong tương lai.
- Khoản nợ tín dụng tính đến thời điểm đi vay (30%)
Các khoản nợ tín dụng biểu thị tổng số nợ và tỷ lệ nợ tín dụng từ tất cả các khoản vay khách hàng đang phải trả ở thời điểm hiện tại. Để hồ sơ vay vốn của khách hàng được chấp nhận, con số này phải được giữ ở mức trung bình.
- Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%)
Được tính từ lúc mở tài khoản tín dụng đến thời điểm hiện tại. Thời gian duy trì hoạt động của tài khoản tín dụng càng lâu thì càng được ngân hàng đánh giá cao. Bởi vì, đây là yếu tố giúp ngân hàng phân tích lịch sử tín dụng chi tiết và cụ thể nhất.
- Loại tín dụng (10%)
Yếu tố này được xem xét trên tất cả các khoản tín dụng mà khách hàng đang có. Ví dụ thẻ tín dụng ngân hàng, các khoản vay tín chấp, vay thế chấp ngân hàng,…
- Tài khoản tín dụng mới (10%)
Yếu tố này xem xét trên các khoản vay mới mở của khách hàng. Khi mở càng nhiều khoản vay, điểm tín dụng sẽ càng xấu đi.
Những cách cải thiện điểm tín dụng đơn giản
Duy trì điểm tín dụng cao là rất quan trọng vì những người có điểm CIC cao sẽ được ưu tiên phê duyệt khoản vay bất cứ khi nào họ đăng ký vay ngân hàng. Đối với những khách hàng đang có điểm tín dụng ở mức chưa tốt, dưới đây là những lời khuyên hữu ích để bạn cải thiện điểm số này:
- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn: Như đã đề cập ở phần trên, lịch sử trả nợ chiếm đến 35% tỷ lệ đánh giá điểm CIC. Do đó, điểm tín dụng CIC của khách hàng sẽ tăng lên nếu họ đáp ứng các cam kết trả nợ đúng hạn.
- Hạn chế có quan hệ tín dụng với nhiều bên: Việc có nhiều khoản vay tại nhiều tổ chức tạo ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Những khách hàng có quan hệ tín dụng đồng thời với 3 tổ chức khác nhau sẽ bị ngân hàng từ chối vay. Do đó, tốt nhất khách hàng nên hoàn tất khoản vay hiện có là cách tốt nhất được xét duyệt vay trong tương lai.
- Không đứng tên làm hồ sơ vay thay thế người khác: Việc đứng tên làm hồ sơ vay hộ người khác là việc làm rủi ro rất cao cho bản thân khách hàng. Rất nhiều trường hợp vay hộ khiến khách hàng rơi vào trạng thái nợ xấu khi không thanh toán nợ đúng hạn. Vì vậy, tuyệt đối không nên thực hiện việc này.
- Không vay thêm hay mở thêm thẻ tín dụng vượt quá khả năng chi trả: Khách hàng nên cân nhắc kỹ khả năng chi trả của cá nhân mình trước khi lựa chọn có vay mới hay không. Khách hàng cũng nên cân nhắc chi tiêu cá nhân và tránh mở quá nhiều thẻ tín dụng khi không thực sự cần thiết.
- Không nên hủy thẻ tín dụng dưới 6 tháng hoạt động: Việc hủy thẻ tín dụng dưới 6 tháng sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng.
- Thường xuyên theo dõi báo cáo tín dụng: Điều này nhằm điều chỉnh mức chi tiêu cá nhân không để vượt hạn mức. Đồng thời, phát hiện kịp thời các giao dịch phát sinh bất hợp lý.
Lời kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ cách cải thiện điểm tín dụng đơn giản nhưng hiệu quả mà khách hàng có thể tham khảo. Hy vọng bạn sẽ hiểu được cách cải thiện và duy trì điểm tín dụng ở mức lý tưởng để không ảnh hưởng đến các giao dịch trong tương lai.
Xem thêm