Không thể phủ nhận thẻ tín dụng đem đến cho người dùng nhiều lợi ích hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ các loại phí thẻ tín dụng sẽ khiến bạn chi trả số tiền phí mỗi tháng khá nhiều. Vậy có bao nhiêu loại phí thẻ tín dụng? Đặc điểm từng loại phí? Tất cả sẽ được giavang.com giải đáp qua bài viết dưới đây
Phí thẻ tín dụng là gì?
Phí thẻ tín dụng là số tiền mà khách hàng phải trả cho ngân hàng nếu có nhu cầu mở thẻ, duy trì sử dụng thẻ hoặc khi rút tiền. Việc sử dụng thẻ tín dụng một cách thiếu kế hoạch, thiếu tự chủ và không nắm bắt các loại phí thẻ tín dụng dẫn đến việc nhiều người phải trả một khoản tiền khá lớn mỗi tháng.
Muốn trở thành người tiêu dùng thông thái, bạn không chỉ biết cách sử dụng thẻ tín dụng mà còn hiểu rõ từng loại phí. Khi đó, bạn sẽ được hưởng trọn vẹn những ưu đãi hấp dẫn và tránh lãng phí tiền bạc.
Các loại phí thẻ tín dụng bạn cần biết
Có 10 loại phí thẻ tín dụng mà bạn cần nắm rõ, cụ thể là:
Phí phát hành thẻ
Trong số các loại phí thẻ tín dụng, đây là loại phí cơ bản nhất mà bạn cần phải nắm được. Phí phát hành thẻ là một khoản tiền mà bạn phải trả để có thể mở thẻ tín dụng. Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí phát hành khác nhau. Phí phát hành thẻ áp dụng cho tất cả loại thẻ (thẻ ghi nợ, ATM, Visa, Mastercard) không riêng thẻ tín dụng.
Bên cạnh những ngân hàng áp dụng phí phát hành thẻ sẽ có những ngân hàng miễn phí. Dưới đây là tổng hợp phí phát hành thẻ lần đầu của một số ngân hàng tiêu biểu hiện nay:
Ngân hàng | Phí phát hành thẻ lần đầu |
MB | Miễn phí |
Vietcombank | Miễn phí |
BIDV | Miễn phí |
VPBank | Miễn phí |
VIB | Miễn phí |
ACB | Miễn phí |
Sacombank | 99.000 VNĐ |
TP Bank | – Hạng chuẩn/vàng: Miễn phí – Hạng Platinum: 825.000 VNĐ |
Vietinbank | 45.000 – 100.000 VND |
Phí duy trì thường niên
Để tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng, chủ sở hữu thẻ phải thanh toán phí thẻ tín dụng hàng năm một cách thường xuyên cho đến khi thẻ hết hạn hoặc bạn ngưng sử dụng. Thông thường, mức phí duy trì thường niên của các ngân hàng dao động từ 300,000 – 500,000 VNĐ/năm. Ngoài ra, một số ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình ưu đãi phí thường niên chẳng hạn dựa trên số điểm thẻ tín dụng hoặc ưu đãi dịch vụ đăng ký thời điểm làm thẻ.
Phí thường niên của những loại thẻ hạng Gold và Platinum sẽ cao gấp hai, gấp 3 lần so với thẻ tín dụng thông thường. Nhưng nếu cá nhân là khách hàng VIP lâu năm, điểm tín dụng cao thì khả năng giảm phí thẻ thường niên cũng nhiều hơn.
Phí vượt hạn mức tín dụng
Trong số các loại phí thẻ tín dụng, phí vượt hạn mức đáng được lưu ý. Mỗi loại thẻ tín dụng đều có hạn mức do tổ chức phát hành thẻ quy định trước (tối thiểu 10 triệu đồng). Bạn sẽ phải trả một khoản phí cho ngân hàng nếu bạn vượt quá giới hạn này và chi tiêu quá mức. Khoản phí này sẽ tùy thuộc vào số tiền bạn quá hạn.
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định khác nhau về phí vượt hạn mức tín dụng. Ví dụ, ngân hàng ANZ và HSBC có mức phí vượt hạn mức từ 100 nghìn đồng, ngân hàng Sacombank quy định là tính 0,075%/ngày dựa trên số tiền vượt hạn mức, ngân hàng Eximbank quy định phí 15%/năm trên số tiền vượt hạn mức.
Phí giao dịch quốc tế
Bạn sẽ được hưởng thêm các đặc quyền như thanh toán, rút tiền mặt cho những giao dịch nước ngoài mà không cần đổi ngoại tệ khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Mức phí giao dịch, chuyển đổi ngoại tệ này được tính % trên tổng số tiền sử dụng. Mức phí giao dịch quốc tế của một số ngân hàng uy tín được quy định như sau:
Ngân hàng | Phí giao dịch quốc tế |
HSBC | 2,75 – 3% |
BIDV | 1% |
Vietcombank | 2,27% |
Eximbank | 3% |
TPBank | 1,8% |
Techcombank | 1,1 – 2,95% |
VIB | 3 – 3,5% |
Phí thanh toán chậm
Nguyên tắc hoạt động của thẻ tín dụng là chi tiêu trước, thanh toán sau. Do đó, nếu đến thời hạn mà bạn chưa thanh toán cho ngân hàng sẽ phải chịu một khoản phí gọi là phí thanh toán chậm. Mỗi ngân hàng có một mức phí phạt khác nhau dựa trên giá trị số tiền tối thiểu cần thanh toán. Ví dụ:
Ngân hàng | Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng | Mức phí phải trả tối thiểu (Đơn vị: VND) |
Techcombank | 6% | 200.000 |
BIDV | 4% | 100.000 – 200.000 |
ACB | 3% | 100.000 |
VIB | 4-6% | 120.000 |
Vietcombank | 3% | 50.000 |
TPBank | 4,4% | 110.000 |
Sacombank | 6% | 80.000 |
HSBC | 4% | 80.000 |
Phí rút tiền mặt
Khi cần thiết, thẻ tín dụng cũng cho phép người dùng rút tiền mặt và họ có thể rút tiền mặt tới 70% hạn mức tín dụng của thẻ. Phí rút tiền mặt khá cao, dao động từ 2-4% giá trị giao dịch (tối thiểu sẽ rơi vào 50 nghìn đồng).
Chẳng hạn, bạn muốn rút 10 triệu đồng từ thẻ tín dụng qua ATM thì phí rút tiền phải trả là 400 nghìn đồng. Mức chi phí khá cao nên bạn hãy cân nhắc việc rút tiền mặt qua thẻ tín dụng.
Phí cấp lại thẻ tín dụng
Trong trường hợp không may, bạn có thể bị thất lạc hoặc làm rơi thẻ tín dụng. Khi đó bạn có nhu cầu làm lại thẻ mới và cần phải chi trả khoản phí cấp lại thẻ cho phía ngân hàng phát hành thẻ. Khoản phí làm lại thẻ tín dụng thường tương đương với phí làm thẻ tín dụng ban đầu.
Phí hủy thẻ tín dụng
Tiếp theo, một trong số các loại phí thẻ tín dụng bạn cần biết chính là phí hủy thẻ tín dụng. Khi bạn không còn nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, bạn có thể yêu cầu ngân hàng hủy thẻ cho bạn bằng cách trả một khoản phí được gọi là phí chấm dứt thẻ tín dụng. Hiện tại, phí hủy thẻ khác nhau tùy thuộc vào ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn huỷ thẻ, số điểm tích lũy thẻ tín dụng của bạn sẽ bị giảm đi nên hãy cân nhắc thật kỹ khi quyết định hủy thẻ.
Phí in sao kê thẻ tín dụng
Điểm khác biệt so với các loại thẻ thông thường chính là mỗi tháng ngân hàng đều gửi bản sao kê cho khách hàng, trong đó liệt kê chi tiết các giao dịch trong 30 ngày qua. Nếu bạn có nhu cầu lấy bản in sao kê này, bạn sẽ cần trả cho ngân hàng số tiền giao dịch từ 50 nghìn – 100 nghìn đồng để ngân hàng có thể cung cấp lại bản in sao kê.
Phí lãi suất tín dụng
Cuối cùng, một trong các loại phí thẻ tín dụng quan trọng không được bỏ qua chính là phí lãi suất. Số tiền quan trọng nhất cần cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ thẻ tín dụng để đăng ký là lãi suất. Mỗi ngân hàng sẽ quy định mức lãi suất thẻ tín dụng khác nhau có thể dao động theo quy định của nhà nước.
Mức lãi suất được tính nếu chủ thẻ trả nợ muộn quá 45 ngày miễn lãi phí. Mức lãi suất thẻ tín dụng khá cao so với các dịch vụ vay tiền khác, thường dao động từ 25-40%/năm tùy vào loại thẻ và ngân hàng phát hành.
Cụ thể bạn có thể tham khảo phí lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng tiêu biểu hiện nay:
Ngân hàng | Lãi suất (Đơn vị: năm) |
Vietcombank | 15 – 18% |
BIDV | 15 – 20% |
TPBank | 18,5 – 27% |
Sacombank | 19 – 30% |
ACB | 25 – 29% |
VIB | 25 – 31% |
Techcombank | 26 – 28% |
MSB | 30 – 42% |
HSBC | 33% |
Lời kết
Trên đây là các loại phí thẻ tín dụng mà khách hàng nên lưu ý để có thể sử dụng thẻ tín dụng thông minh và hiệu quả hơn. Mọi khoản phí phát sinh ban đầu có thể không đáng kể nhưng khi cộng dồn có thể trở thành khoản phí lớn, gây ra nhiều trở ngại khi thanh toán cho khách hàng. Đừng quên theo dõi giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích!
Một số bài viết liên quan