Hiện tại, sự chênh lệch giá vàng tại Việt Nam không còn nằm ở việc chênh lệch giữa giá mua vào-bán ra bao nhiêu mà còn có rất nhiều kiểu chênh lệch khác nữa. Do đó, việc hiểu rõ về bản chất của từng kiểu chênh lệch vàng là vô cùng quan trọng để đưa ra được những quyết định mua-bán vàng sáng suốt, giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận. Vậy chênh lệch giá vàng Việt Nam hiện tại có mấy kiểu? Để được giải đáp mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Mục Lục
- 1 Các kiểu chênh lệch giá vàng tại Việt Nam
- 2 Tại sao giá vàng trong nước cao hơn thế giới?
- 3 Cơ hội và rủi ro đầu tư từ mức chênh lệch giá vàng
- 4 Giải pháp cho vấn đề chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
- 5 Khi nào giá vàng trong nước bằng giá vàng thế giới?
- 6 Mua vàng thế nào để tránh thua lỗ?
- 7 Lời kết
Các kiểu chênh lệch giá vàng tại Việt Nam
Sau đây là tổng hợp các kiểu chênh lệch giá vàng phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay:
Chênh lệch giá vàng mua vào – bán ra
Chênh lệch giá vàng mua vào – bán ra là khoảng cách giữa giá doanh nghiệp mua vào vàng và giá doanh nghiệp bán vàng ra cho người dân.
Ví dụ: Nếu giá vàng mua vào là 76 triệu đồng/lượng và giá bán ra vàng là 77 triệu đồng/lượng thì mức chênh lệch là 1 triệu đồng/lượng.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên sự chênh lệch này xuất phát từ chi phí kinh doanh của các cửa hàng. Các chi phí này có thể là chi phí vận hành, lưu trữ, bảo hiểm, ngoài ra còn có các rủi ro về biến động giá cả. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần phải tạo ra lợi nhuận từ chính hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, để đảm bảo thu nhập thì các doanh nghiệp này phải thiết lập các mức chênh lệch như vậy.
>> Xem thêm:
Những kinh nghiệm bán vàng 100% không bị lỗ
Chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu
Chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu là sự khác biệt về giá vàng từ các nhà sản xuất hoặc thương hiệu khác nhau.
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu vàng nổi tiếng và uy tín tại Việt Nam như SJC, PNJ, Doji, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu,…Mỗi một thương hiệu sẽ có một mức giá niêm yết riêng và sẽ được công bố vào mỗi ngày hoặc thậm chí là nhiều lần/ngày.
Ví dụ: Với cùng một sản phẩm, cụ thể là vàng miếng thì 2 thương hiệu vàng SJC và Phú Quý SJC đang có mức giá niêm yết như sau:
- Công ty SJC: 87.000.000 triệu đồng/lượng – 89 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
- Phú Quý SJC: 87.300.000 triệu đồng/lượng – 89 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Sở sĩ có sự chênh lệch này xuất phát từ quy trình sản xuất, kiểm định hoặc là quản lý chất lượng tại mỗi đơn vị kinh doanh vàng là không giống nhau. Ngoài ra, giá vàng cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức độ uy tín và độ nhận diện của từng thương hiệu. Mặt khác, chi phí quảng cáo cũng sẽ khác nhau ở mỗi thương hiệu, do đó cũng ảnh hưởng đến giá niêm yết của vàng.
>> Xem thêm: Có nên mua vàng ở ngân hàng hay không?
Chênh lệch giá giữa các loại vàng
Chênh lệch giá giữa các loại vàng là sự khác biệt về giá trị của các loại vàng khác nhau trên thị trường, chủ yếu dựa trên kiểu dáng và hàm lượng vàng.
Hiện nay, trên thị trường, vàng được chế tác thành rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Bao gồm: vàng miếng, vàng nhẫn hay vàng trang sức,…Mỗi loại sẽ có mức giá khác nhau.
Cụ thể:
- Vàng miếng thông thường sẽ có mức giá cao nhất bởi chúng chứa hàm lượng vàng nguyên chất cao (99,99%).
- Vàng nhẫn sẽ có giá thấp hơn một chút do có lẫn tạp chất (thường từ 3% – 4%).
- Vàng trang sức sẽ là loại vàng có mức giá thấp nhất do ít được sử dụng như một công cụ đầu tư hoặc là tích trữ như vàng miếng và vàng nhẫn.
Chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là sự khác biệt giữa giá vàng được niêm yết tại thị trường trong nước so với giá vàng trên thị trường quốc tế.
Thông thường, khi quy đổi từ USD sang VND, giá vàng Việt Nam sẽ cao hơn giá vàng thế giới do bị chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá và một số yếu tố như thuế, chi phí vận chuyển,…Mức chênh lệch thường sẽ dao động tối thiểu từ vài trăm nghìn đồng và tối đa là vài triệu đồng.
Ví dụ: Khi quy đổi sang VND, giá vàng thế giới sẽ là 80,2 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng miếng SJC là 85,8 triệu đồng/lượng.
Hầu hết các quốc gia đều có giá vàng cao hơn giá vàng thế giới, không chỉ riêng gì ở Việt Nam. Tùy thuộc vào từng quốc gia và các thời điểm khác nhau mà mức chênh lệch giá vàng này cũng sẽ không giống nhau.
Chênh lệch giá vàng giữa các khu vực, thời điểm
Mặc dù được biết đến là một loại tài sản có giá trị toàn cầu, tuy nhiên tùy thuộc vào từng vị trí địa lý mà giá vàng cũng có thể sẽ khác nhau do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến nguồn cung-cầu hoặc là chi phí giao dịch tại từng khu vực cụ thể.
Tuy nhiên, mức chênh lệch nhìn chung là không quá nhiều tại các khu vực ở Việt Nam chẳng hạn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM,…Do đó, khi giao dịch vàng, để không bị bất ngờ về giá thì các nhà đầu tư hãy nên tham khảo giá vàng gần khu vực mình sống nhất thật kỹ.
Bên cạnh đó, giữa các thời điểm trong ngày thì giá vàng cũng sẽ khác nhau bởi các đơn vị kinh doanh vàng sẽ điều chỉnh giá vàng nhiều lần trong ngày.
Tại sao giá vàng trong nước cao hơn thế giới?
Sự chênh lệch giá vàng cao đến mức phi lý vẫn đang là một vấn đề hết sức nhức nhối. Theo thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ Nghị định 24 vào năm 2012. Nghị định này đã làm cắt đứt nguồn cung vàng, các doanh nghiệp cũng không được phép nhập khẩu vàng trong khi nhu cầu vàng trong nước là khoảng 55 tấn mỗi năm.
Với vai trò độc quyền, giá vàng do Ngân hàng Nhà nước đưa ra được các chủ thể thừa nhận đó là giá thị trường. Do đó, khi giá vàng thế giới tăng mạnh, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế được đẩy lên rất cao do mức giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra đấu giá cao hơn so với thị trường.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác lý giải cho việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng tăng đó là chưa hình thành thị trường giao dịch tập trung qua hình thức sàn giao dịch nhằm khuyến khích vốn hóa nguồn tài nguyên vàng trong dân cư cũng như trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Một số nguyên nhân khác cũng làm cho chênh lệch giá vàng ở ngưỡng cao như:
- Cung/cầu trong nước và thế giới khác nhau.
- Tỷ giá hối đoái giữa USD/VND tăng lên.
- Vàng Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài và phải chịu khá nhiều khoản phụ phí như phí bảo hiểm, vận chuyển, phí hải quan,…
Cơ hội và rủi ro đầu tư từ mức chênh lệch giá vàng
Cơ hội
Sự khác biệt giữa giá mua vào và giá bán ra của vàng được gọi mức chênh lệch giá vàng, hay còn được gọi là spread vàng. Thông thường, mức chênh lệch giá vàng tồn tại ở 2 thị trường chính sau:
- Thị trường vàng trong nước: chênh lệch giữa các thương hiệu vàng, ví dụ như SJC, DOJI, PNJ,…
- Thị trường vàng quốc tế: chênh lệch giá vàng giữa giá vàng quốc tế (giá vàng giao ngay London) và giá vàng trong nước.
Spread vàng có thể tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư. Khi mức chênh lệch vàng tăng cao, lúc này nhà đầu tư có thể mua vàng trong nước và bán ra trên thị trường quốc tế để kiếm lời từ sự chênh lệch giá. Hoặc nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn mua vàng thương hiệu giá thấp khi giá vàng tăng.
Rủi ro
– Về buôn lậu: Nhận thấy giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới, nhiều kẻ gian đã buôn lậu vàng qua các đường mòn lối mở, sau đó bán lại cho các tiệm vàng trong nước để kiếm lời bất chấp mọi quy định của pháp luật. Họ không lo chuyện vàng sẽ bị “ế” hàng bởi họ biết rằng nguồn cung vàng trong nước hạn chế nên chắc chắn vàng buôn lậu luôn được chào đón và tiêu thụ rất nhanh.
– Thứ hai, trong nhiều diễn biến thì giá vàng nội địa và giá vàng thế giới không đồng nhất xu hướng với nhau. Trong một vài trường hợp, khi giá vàng thế giới giảm nhưng giá vàng nội địa thì vẫn không hề suy chuyển. Khi ấy, các đơn vị kinh doanh vàng sẽ đẩy rủi ro về phía người mua, gây thiệt hại đáng kể cho các nhà đầu tư trong nước.
– Thứ ba, người dân Việt Nam thường có xu hướng rằng nếu có tiền, họ sẽ mua vàng về “chôn” vì vàng được coi là loại tài sản trú ẩn an toàn trong trường hợp xấu. Việc không đầu tư hoặc tham gia vào lưu thông hàng hóa, nguồn tiền lớn để rỗi đó vô tình không tạo ra nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, khiến nền kinh tế của quốc gia không thể tiến triển hơn được.
Giải pháp cho vấn đề chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
Theo các chuyên gia tài chính, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế một cách hiệu quả và bền vững. Cụ thể là:
- Hoàn thiện khung pháp lý
Nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả để phù hợp với thực tiễn thị trường, cần phải rà soát, sửa đổi cũng như bổ sung các quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc. Việc hoàn thiện các quy định về giá vàng sẽ là cơ sở để điều chỉnh giá vàng linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường quốc tế.
- Phát triển thị trường vàng
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vàng. Đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng cách phát triển một loạt các sản phẩm vàng khác nhau. Mở rộng việc sử dụng công nghệ thông tin trong giao dịch vàng.
- Tăng cường công tác quản lý
Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra và kiểm tra kinh doanh vàng bạc và xử lý nghiêm các vi phạm. Để quản lý thị trường vàng hiệu quả, các cơ quan chức năng liên quan cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, cung cấp cho người dân thông tin chính xác, đầy đủ về giá vàng. Đồng thời, khuyến khích mọi người sử dụng các kênh đầu tư vàng hiệu quả và an toàn.
Khi nào giá vàng trong nước bằng giá vàng thế giới?
Kể từ cuối năm 2011, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới sau khi Thống đốc NHNN tuyên bố SJC là thương hiệu vàng độc quyền của Nhà nước, đặt mục tiêu kéo giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới từ 300 – 400 nghìn đồng/lượng.
Có 2 loại vàng chính trong thị trường vàng 9999, đó là: vàng SJC và vàng vỉ của các thương hiệu khác. Từ năm 2014, NHNN không đưa thêm vàng ra thị trường, ngoài vàng miếng SJC được sử dụng trong chế tác trang sức. Do nguồn cung ngày càng giảm và giá vàng thế giới ngày càng tăng, các công ty vàng bạc đá quý phải trữ vàng miếng, khiến giá vàng trong nước tăng cao.
Do đó, việc cần làm là phải ổn định nguồn cung vàng dồi dào trong nước thì mới có thể thu hẹp được khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng chỉ có duy nhất NHNN làm được cho nên NHNN có thể dự trữ rồi sử dụng để can thiệp vào thị trường vàng trong nước khi nhu cầu vàng thay đổi bất thường.
Ngoài ra, NHNN có thể xem xét đến việc áp dụng một biên độ hợp lý để xác định giá bình quân mỗi ngày của một miếng vàng.
Mua vàng thế nào để tránh thua lỗ?
Để đầu tư vàng an toàn và tránh rơi vào trường hợp bị thua lỗ, nhà đầu tư cần phải theo dõi và cập nhật thường xuyên các biến động giữa giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái. Từ đó có được cơ sở để nhận định và dự đoán xu hướng giá vàng trong nước. Hơn nữa, trước khi đầu tư vào vàng thì các yếu tố liên quan đến kinh tế vĩ mô cũng cần được cân nhắc kỹ. Cụ thể:
– Vào những thời điểm thị trường chứng khoán đang có những biến động tiêu cực, việc chuyển sang mua vàng sẽ là xu hướng phổ biến của các nhà đầu tư. Lúc này, nhu cầu vàng sẽ tăng lên, kéo theo đó là giá vàng cũng sẽ tăng. Hoặc là khi tình hình kinh tế chính trị không được ổn định, giá vàng cũng sẽ tăng.
– Trong trường hợp nếu cầu tăng quá mạnh mà cung không tăng, việc mua vào vàng ở thời điểm này sẽ không có lợi bởi chênh lệch giữa giá mua và giá bán đã bị kéo dãn.
– Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý không nên mua vàng theo phong trào, mua theo tâm lý đám đông hoặc là mua theo lời khuyên của người khác. Thay vào đó, hãy chọn sản phẩm vàng phù hợp với mình và chỉ nên đầu tư vàng bằng số tiền nhàn rỗi.
– Việc lựa chọn cơ sở mua vàng uy tín cũng rất quan trọng. Để tránh mua phải vàng kém chất lượng hoặc thậm chí là vàng giả, hãy nên mua vàng tại các đơn vị có thương hiệu cũng như có giấy phép hoạt động đầy đủ và giấy đảm bảo chất lượng vàng.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên giavang.com vừa chia sẻ đến bạn các kiểu chênh lệch giá vàng phổ biến hiện nay tại thị trường vàng Việt Nam và hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn có một hành trình giao dịch và đầu tư vàng thành công.
>>Xem thêm:
Hình thức đầu tư vàng sinh lời năm 2024
Cách đầu tư vàng lướt sóng giúp sinh lời an toàn và hiệu quả nhất
Kinh nghiệm đầu tư vàng an toàn năm 2024 dành cho nhà đầu tư mới