Ngay sau khi nhận chức Tổng thống Mỹ, Ông Trump thận trọng về thuế quan tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Điều này khiến tiền Bitcoin tăng vọt, cổ phiếu mạnh và đồng USD giảm 1% – mức giảm lớn nhất từ tháng 8. Ông ưu tiên đánh giá quan hệ thương mại với Trung Quốc, Canada, Mexico trước khi đưa ra các quyết định thuế mới.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ dự kiến tăng 0,4% trong khi thị trường châu Á cũng khởi sắc với MSCI Châu Á (không bao gồm Nhật Bản) và Nikkei 225 đều tăng hơn 1%. Thị trường toàn cầu nhạy cảm với các tuyên bố chính sách và sắc lệnh hành pháp từ Washington dự báo tuần giao dịch sôi động.
Giá dầu giảm ngày thứ 3 liên tiếp, chờ thông tin về lệnh hành pháp và tuyên bố tình trạng khẩn cấp năng lượng từ ông Trump. Trong khi đó, Bitcoin tăng mạnh chạm gần 110.000 USD và tiền điện tử kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ từ chính quyền mới.
CEO Phố Wall lạc quan về một chính quyền thân thiện với doanh nghiệp, trong khi ông Trump ra mắt tiền điện tử thương hiệu riêng đạt giá trị 8 tỷ USD. Nhà đầu tư tại châu Á tập trung vào các chỉ số lạm phát từ Hàn Quốc và Hồng Kông để đánh giá tác động của chính sách mới.
Ông Donald Trump đã đề xuất thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược (SBR) mở ra khả năng khởi động một cuộc chạy đua vũ trang về tiền điện tử trên toàn cầu. Kế hoạch này nhằm tích trữ Bitcoin như một tài sản chiến lược, bảo vệ kinh tế Mỹ khỏi lạm phát và giảm nợ quốc gia.
Tuy nhiên, đề xuất gây tranh cãi vì lo ngại về rủi ro tài chính, sự suy yếu đồng USD và biến động giá của Bitcoin. Trong khi đó, sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi, sự phát triển của tiền tư nhân và vai trò ngày càng lớn của các công ty tiền điện tử đang định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu. Dù kế hoạch của ông Trump có được thực hiện hay không, tiền điện tử vẫn đang thay đổi cán cân quyền lực, đe dọa vị thế thống trị của đồng USD.