Vàng được xem là kim loại quý đóng vai trò như một tài sản cất trữ quan trọng qua hàng trăm năm. Thế nên, lịch sử phát triển và biến động của vàng là một nguồn tài liệu quý giá, hấp dẫn đối với nhiều người. Nhất là khi trong 100 năm qua, thị trường giá vàng đã trải qua các làn sóng đầy biến động. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về lịch sử giá vàng qua các năm.
Mục Lục
Tại sao nên tra cứu lịch sử giá vàng
Đa số những người quan tâm và tra cứu lịch sử giá vàng chủ yếu là các nhà đầu tư. Mục đích chung của họ là hiểu được sự biến động của thị trường vàng. Từ đó, người đầu tư nắm bắt được sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Khi xác định được mức chênh lệch giá mua/bán trên thị trường thế giới và Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ tính được mức rủi ro.
Nếu mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới có chiều hướng gia tăng. Điều này thể hiện thị trường tài chính trong nước đang gặp bất ổn và giá vàng đang được điều chỉnh. Mặt khác, nhu cầu vàng của thị trường trong nước và thế giới không còn tương đồng nữa. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ hạn chế giao dịch vì giá vàng có những biến động bất thường. Đó là lý do các nhà đầu tư luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến lịch sử giá vàng.
Bảng lịch sử giá vàng 10 năm từ năm 2010-2022
Đơn vị: VND/lượng
Thời gian | Giá mua | Giá bán |
31/12/2010 | 36.000.000 | 36.100.000 |
31/12/2011 | 42.380.000 | 42.680.000 |
31/12/2012 | 46.230.000 | 46.370.000 |
31/12/2013 | 34.700.000 | 34.780.000 |
31/12/2014 | 34.900.000 | 35.150.000 |
31/12/2015 | 32.200.000 | 32.720.000 |
31/12/2016 | 36.100.000 | 36.300.000 |
31/12/2017 | 36.570.000 | 36.650.000 |
31/12/2018 | 36.330.000 | 36.550.000 |
31/12/2019 | 42.250.000 | 42.750.000 |
31/12/2020 | 55.500.000 | 56.050.000 |
31/12/2021 | 60.950.000 | 61.650.000 |
6/6/2022 | 68.650.000 | 69.550.000 |
Bảng giá được tổng hợp theo số liệu tại SJC và một số kênh báo chí
Nguyên nhân nào làm thay đổi giá vàng
Trong từng giai đoạn kinh tế, sự chênh lệch giá vàng cũng có nhiều điểm khác nhau giữa trong nước và thế giới. Vào các giai đoạn bất ổn xã hội, chính trị, khủng hoảng kinh tế, mức chênh lệch sẽ cao hơn thời kì kinh tế ổn định, tăng trưởng. Vì thế, khi đề cập đến sự thay đổi giá vàng, chúng ta cần căn cứ vào cả tình hình tổng quan kinh tế của từng giai đoạn. Nhìn một cách toàn diện vào lịch sử giá vàng trong 100 năm qua, chúng ta sẽ nhận ra các yếu tố có khả năng làm thay đổi giá vàng như
Cung không đủ cầu
Trên thế giới, tổng số vàng vật chất hiện nay chỉ đạt khoảng 163.000 tấn. Năm 2010, nhu cầu vàng các nước tăng 9% so với năm 2009. Cụ thể, sản lượng vàng (2010) là 3.812,2 tấn, có giá trị tương đương 150 tỷ USD. Trong đó, sản lượng vàng cho ngành kim hoàn đã chiếm 2.060 tấn, tăng 17% so với năm 2009. Còn ngành công nghiệp chiếm 419,6 tấn, tăng 12,4%. Trong lĩnh vực đầu tư, sản lượng đứng thứ hai với mức kỷ lục là 1.360 tấn trong năm 2009.
Trong khi, năm 2009, sản lượng khai thác vàng của thế giới chỉ khoảng 2.600 tấn/năm. Tổng các con số này gần như vượt ngưỡng khai thác sản lượng vàng hằng năm của thế giới. Không dừng lại ở đó, nhu cầu tiêu thụ vàng của các nước còn tăng mạnh qua mỗi năm.
Ví dụ như Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước có nhu cầu tiêu thụ vàng lớn nhất. Năm 2010, Ấn Độ tiêu thụ lên tới 963,1 tấn vàng, tăng 66% so với năm 2009. Năm 2010, nhu cầu đầu tư vàng ở Trung Quốc lên đến 179,9 tấn vàng, tăng 70% so với năm 2009.
Còn riêng tại Việt Nam, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu – nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước tổ chức, nhập khẩu nguyên liệu và quản lý sản xuất vàng miếng. Doanh nghiệp kinh doanh, mua bán vàng miếng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
Nhưng năm 2014 cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã không nhập khẩu vàng miếng để can thiệp thị trường. Chính điều này đã dẫn đến nguồn cung trong nước không đủ cầu và làm cho giá vàng trong nước cao hơn thế giới.
Tâm lý mâu thuẫn giữa người bán và người mua
Vì lợi nhuận, người bán luôn mong muốn bán giá cao hơn mức giá mua về. Trong khi đó, người mua hiển nhiên muốn mua vàng với mức giá thấp hơn so với giá vàng thế giới. Mặc dù, cầu có nhưng cung thủ dẫn đến giá vàng Việt Nam trở nên đắt đỏ. Điều này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá vàng.
Phương thức giao dịch khác nhau
Trên thế giới, việc giao dịch vàng theo hình thức vàng tài khoản. Những người tham gia giao dịch chủ yếu là các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính và nhà đầu tư kinh doanh vàng phái sinh. Còn ở Việt Nam, người dân giao dịch theo hình thức truyền thống mua vàng vật chất để tích trữ. Doanh nghiệp kinh doanh vàng cần thời gian để điều chỉnh biên độ giá trong nước so với biến động giá vàng thế giới cho phù hợp.
Kinh tế khủng hoảng
Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, mâu thuẫn chính trị leo thang, nhu cầu vàng tăng đột biến. Nhưng nhu cầu tiêu thụ vàng không giảm đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn phải đáp ứng đủ. Vì thế, sản lượng vàng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Nhằm đảm bảo cân đối nguồn cung, các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép điều chỉnh giá phù hợp, không bị quy định biên độ tăng giá bán vàng. Thế nên, giá vàng bị thay đổi, tăng cao so với thế giới.
Giá vàng và các cuộc khủng hoảng tài chính 100 năm qua
Nhìn vào lịch sử giá vàng 100 năm qua, chúng ta nhận thấy thị trường giá vàng có những đợt tăng giá “điên loạn”. Theo dữ liệu hàng tháng từ Hiệp hội Thị trường Vàng bạc London (London Bullion Market Association), Visual Capitalist, thị trường giá vàng đã trải qua các làn sóng biến động như sau:
Làn sóng tăng giá vàng lần 1 (từ tháng 12/1969 – tháng 1/1980)
Năm 1969, chế độ bản vị vàng của Mỹ đã tăng tỷ giá lên 42 USD/ounce tính theo danh nghĩa. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm, nước Mỹ đã trải qua một giai đoạn biến động. Nguyên nhân là vào ngày 15/8/1971, Tổng thống Richard Nixon đã yêu cầu Fed ngừng công nhận giá trị của vàng đánh dấu sự kết thúc của chế độ bản vị vàng. Điều này đã làm thay đổi toàn bộ chính sách tiền tệ của Mỹ.
Năm 1974, Tổng thống Gerald Ford một lần nữa cho phép sở hữu tư nhân vàng thỏi. Tuy nhiên, nền kinh tế bị trì trệ vì khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng vọt và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Đến tháng 1/1980, lạm phát lên đến 2 con số nên giá vàng đạt 2.234 USD/ounce. Chủ tịch Fed Paul Volcker khi đó đã chống lại lạm phát bằng cách nâng lãi suất lên hai con số. Điều này càng khiến cho nền kinh tế trì trệ, gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong những thập niên 80 và 90.
Vào tháng 6/1985, giá vàng ghi nhận mức 753,96 USD/ounce khi nền kinh tế được cải thiện. Từ tháng 12/1969 đến tháng 1/1980, vàng đã tăng từ 285 lên 2.234 USD/ounce, tăng 684% sau 122 tháng.
Làn sóng tăng giá vàng lần 2 (từ tháng 8/1999 – tháng 8/2011)
Đến thời Chủ tịch Fed Greenspan, các hộ gia đình đã được cải thiện thu nhập. Lãi suất giảm dần đã đưa vàng xuống mức thấp nhất là 375,44 USD/ounce vào cuối tháng 4/2001.
Đồng thời, chính sách tiền tệ cũng được nới lỏng và giảm thuế lãi về vốn. Điều này đã thúc đẩy làn sóng đầu cơ vào nền kinh tế internet mới. Các nhà đầu tư bắt đầu những cuộc giao dịch đầy tính mạo hiểm. Bong bóng công nghệ cuối cùng đã “nổ” khi các công ty này không thể duy trì hoạt động kinh doanh bền vững cũng như tiền của nhà đầu tư trở nên cạn kiệt.
Đến năm 2000, các nhà đầu tư đã vội tháo chạy khỏi các khoản đầu cơ công nghệ đã đầu tư. Đặc biệt, sự kiện 11/9 xảy ra vào năm 2001 đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Đây là thời điểm giá vàng tăng đều nhất trong lịch sử giá vàng.
8 năm sau, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm rung chuyển thị trường tài chính và để lại một cuộc suy thoái. Các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương đã cho ra đời một chính sách gây tranh cãi. Chính sách yêu cầu nới lỏng định lượng để hỗ trợ thị trường tài chính. Lúc này, giá một ounce vàng đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng 8/2011.
Làn sóng tăng giá vàng lần 3 (từ tháng 11/2015 – tháng 5/2020)
Cuộc Đại suy thoái đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, Fed đã hạ lãi suất để khôi phục nền kinh tế. Vào 12/2015, giá vàng giảm xuống mức 1.050 USD/ounce. Đến năm 2016, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, giá vàng mới tăng trở lại.
Hiện tại, chiến tranh thương mại với Trung Quốc và sự bùng nổ dịch COVID-19, một lần nữa gây ra bất ổn kinh tế và dấy lên mối quan tâm về vàng. Kể từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2020, giá vàng đã tăng từ 1.146 lên 1,726 USD/ounce, tức tăng 55% trong 55 tháng.
Đỉnh điểm vào 6h30 giờ Việt Nam ngày 7/7/2020, giá vàng giao ngay tăng 0,04% lên 1.785,90 USD/ounce. Đây là mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay trong khi giá vàng giao tháng 8/2020 tăng 0,06% lên 1.794,70 USD.
Với những chia sẻ tổng quan về lịch sử giá vàng, bạn phần nào sẽ hiểu hơn về thị trường giá vàng qua các năm. Từ đó, bạn sẽ có những nhận định riêng trước khi bước chân vào một cuộc chơi đầy tính thách thức như thị trường giá vàng.