Basis là một thuật ngữ quan trọng trên thị trường phái sinh được dùng để thể hiện mức độ chênh lệch giá giao ngay trong một thời điểm xác định. Vậy đặc điểm của Basis là gì? Tầm quan trọng của Basis trong chứng khoán phái sinh như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Các khái niệm về Basis
Basis là gì?
Basis là một thuật ngữ dùng để chỉ sự chênh lệch giữa giá giao ngay tại thời điểm xác lập hợp đồng và giá cả hàng hóa/tài sản trong một thời hạn xác định trong tương lai. Trong đó:
- Giá giao ngay: Mức giá hiện hành của các tài sản trên thị trường.
- Tài sản: Mã cổ phiếu, sản phẩm chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa, …
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Với mức giá này, giao dịch mua bán tài sản sẽ được thực hiện ngay lập tức.
Repo là gì? Rủi ro khi thực hiện hợp đồng Repo trên thị trường
Tài chính hành vi là gì? Các hiệu ứng trong tài chính hành vi
All in là gì trong chứng khoán? Rủi ro khi “tất tay” trong đầu tư
Chỉ số QOQ là gì? Điểm khác biệt giữa chỉ số QOQ và YOY là gì?
Tuy nhiên, chỉ số này thường không chính xác tuyệt đối vì giá giao ngay và giá tương lai luôn có sự khác biệt vì thời gian đáo hạn khác nhau, chất lượng sản phẩm không tương đồng, địa điểm giao hàng không giống nhau, … Thuật ngữ này chỉ được dùng khi nhà đầu tư đang có nhu cầu đánh giá tiềm năng sinh lời để kiếm lãi thông qua sự chênh lệch của một loại hàng hóa trong tương lai.
Basis trong chứng khoán là gì?
Basis trong chứng khoán còn được gọi là Basis chi phí hay Basis thuế là mức giá mua sau khi đã tất toán mọi chi phí (phí môi giới, thuế, các chi phí khác, …). Nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được giá mua (không bao gồm các chi phí) thông qua số liệu này. Từ đó, mới có thể tính được mức lãi/lỗ cụ thể là bao nhiêu để đưa ra những quyết định đầu tư tối ưu nhất.
Basis phái sinh là gì?
Basis phái sinh là mức chênh lệch giá giữa giá trị thực của tài sản cơ sở và giá trong hợp đồng tương lai.
Lưu ý, mức giá được đảm bảo trong hợp đồng tương lai có thể khác so với giá ấn định ngay tại thời điểm mà nhà đầu tư giao kết hợp đồng. Vì chỉ số này thường phải chịu nhiều tác động cũng như sự thay đổi nhất định theo thời gian. Mức giá càng được đảm bảo khi khoảng thời gian ở giữa quá trình đóng/mở quyền chọn của hợp đồng tương lai càng dài.
Cách tính Basis trong chứng khoán phái sinh
Để xác định Basis trong chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư chỉ cần sử dụng công thức tính sau đây:
Basis = Giá tương lai – giá giao ngay
Trong chứng khoán phải sinh, chỉ số này không phải là một hằng số mà nó có thể là một số âm/dương. Chỉ số này dương cho thấy giá trị thị trường lớn hơn giá tương lai và ngược lại. Nhân tố chính ảnh hưởng đến giá trị của Basis là sự biến động của cung – cầu (đặc biệt là cung cầu trong ngắn hạn). Khi Basis bằng 0 thì giá giao ngay cũng chính là giá tương lai ngay tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
Giá thị trường có thể tăng vượt lên cao hơn hẳn so với giá futures nếu nhu cầu thị trường quá lớn còn nguồn cung lại hạn hẹp. Sự kiện này khiến cho các chỉ số này tăng mạnh. Ngược lại, giá hiện tại có thể giảm nhiều so với giá futures nếu nhu cầu của thị trường thấp nhưng nguồn cung dồi dào. Điều này khiến Basis yếu đi.
Tầm quan trọng của Basis trong chứng khoán phái sinh
- Các chỉ số này giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng xác định được các mối quan hệ giữa mức giá hiện tại và giá tương lai. Từ đó, nhà đầu tư dễ dàng phòng ngừa được rủi ro trước khi bắt đầu rót vốn chọn danh mục đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi giúp nhà giao dịch xây dựng nên một chiến lược đầu tư phòng hộ. Bao gồm: Tài sản cơ sở đầu tư và Công cụ phòng hộ. Lưu ý các chiến lược phòng hộ luôn có nhiều rủi ro và nhà đầu tư chấp nhận rủi ro về giá trị để nhận rủi ro về Basis.
Thực tế Basis là một thuật ngữ vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua khi thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính. Để dễ dàng đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trong thị trường chứng khoán phái sinh đòi hỏi các nhà giao dịch phải nắm rõ số liệu này.
Xem thêm