Bảo hiểm tiền gửi có lẽ là một loại bảo hiểm mà không phải ai cũng biết và hiểu rõ về những quyền lợi nhận được từ bảo hiểm tiền gửi. Đây là loại bảo hiểm giúp cho người dân an tâm hơn khi gửi tiền tiết kiệm. Vậy hãy cùng giavang.com tìm hiểu về khái niệm, mục đích cũng như những đối tượng được bảo hiểm tiền gửi nhé!
Mục Lục
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
“Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.”
Cũng có thể hiểu rằng bảo hiểm tiền gửi là loại bảo hiểm giúp đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm bằng cách chi trả tiền bảo hiểm khi ngân hàng/tổ chức tín dụng gặp rủi ro và không còn khả năng trả tiền gửi hoặc thậm chí bị phá sản.
Bảo hiểm xã hội là gì? Gồm những loại nào? Cách tra cứu BHXH
Bảo hiểm xe máy và những lợi ích của bảo hiểm xe máy
Bảo hiểm y tế là gì? Mức đóng và mức hưởng từ BHYT là bao nhiêu?
Bảo hiểm sinh kỳ là gì? 6 điều không thể bỏ qua trước khi mua bảo hiểm này
Mục đích của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Chính sách bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích:
- Bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính.
- Đảm bảo rằng hệ thống tài chính quốc gia ổn định và không bị ảnh hưởng.
- Tạo nên một thị trường tài chính an toàn mang tính cạnh tranh công bằng.
- Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi đối tượng: người gửi tiết kiệm, đơn vị nhận gửi tiền tiết kiệm, đơn vị bảo hiểm tiền tiết kiệm.
Gửi tiết kiệm online có được bảo hiểm hay không?
Gửi tiết kiệm online cũng tương tự như gửi tiết kiệm truyền thống đều có bảo hiểm tiền gửi theo chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với ngân hàng, còn các tổ chức tài chính thì bạn cần tìm hiểu trước.
Loại tiền nào được bảo hiểm và không được bảo hiểm?
Tiền gửi được hưởng bảo hiểm
Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân đem gửi tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng dưới các hình thức như:
- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm.
- Chứng chỉ tiền gửi.
- Kỳ phiếu.
- Tín phiếu.
- Các hình thức tiền gửi khác.
Tiền gửi không được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm sẽ không bao gồm những loại tiền dưới đây:
- Người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền.
- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó gửi tiền.
- Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) gửi tiền tại chi nhánh nước ngoài của ngân hàng đó.
- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Từ những quy định trên, các tổ chức sẽ có thể tránh được rủi ro khi một số cá nhân, tổ chức lợi dụng quyền hạn để ưu tiên thanh toán những khoản bảo hiểm do mình mua và phát hành ra, đồng thời các tổ chức cũng sẽ xác định được chính xác hơn đối tượng được bảo hiểm để tính và nộp phí đúng theo quy định.
Người gửi tiết kiệm được trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?
Người gửi tiền tiết kiệm sẽ được trả tiền bảo hiểm khi ngân hàng, tổ chức tín dụng phá sản, hoặc không còn đủ khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng.
Việc trả tiền bảo hiểm sẽ do tổ chức bảo hiểm tiền gửi đảm nhận. Thời hạn trả tiền bảo hiểm là 60 ngày kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi
Hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tối đa là 125 triệu đồng. Nếu người gửi tiền có phát sinh những khoản nợ thì số tiền nhận được sẽ là số tiền còn lại sau khi đã trừ nợ.
Kết luận
Bài viết chia sẻ những thông tin chi tiết về bảo hiểm tiền gửi. Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về bảo hiểm tiền gửi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Trường hợp nào không được chi trả từ bảo hiểm thân thể?
Bảo hiểm hàng không là gì? Có nên mua bảo hiểm hàng không?
Bảo hiểm du lịch là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm du lịch?
Bảo hiểm hưu trí là gì? Có nên mua bảo hiểm hưu trí hay không?