• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sitemap

Thành phố Hồ Chí Minh

Giavang.com
  • Biểu Đồ Giá Vàng
    • Giá Vàng Thế Giới
    • Giá Vàng Trong Nước
  • Kiến Thức Giao Dịch
    • Phân Tích Kỹ Thuật
      • Mô Hình Giá
    • Giao Dịch Vàng
      • Dự Báo Giá Vàng
      • Chiến Lược Giao Dịch XAUUSD
      • Vàng Vật Chất
      • Chỉ Số Vàng
      • Vàng Tài Khoản
    • Kiến Thức Chứng Khoán
      • Mã Cổ Phiếu
      • Tin Chứng Khoán
    • Ngân Hàng
      • Lãi Suất Ngân Hàng
      • Thông Tin Tỷ Giá
      • Tín Dụng
    • Thị Trường Cypto
      • Thông Tin Coin
      • Thư Viện Game
  • Kiến Thức Tài Chính
    • Thị Trường Bảo Hiểm
    • Vay Tài Chính
    • Fintech
    • Kiếm Tiền Online
  • Kiến Thức Kinh Doanh
No Result
View All Result
  • Biểu Đồ Giá Vàng
    • Giá Vàng Thế Giới
    • Giá Vàng Trong Nước
  • Kiến Thức Giao Dịch
    • Phân Tích Kỹ Thuật
      • Mô Hình Giá
    • Giao Dịch Vàng
      • Dự Báo Giá Vàng
      • Chiến Lược Giao Dịch XAUUSD
      • Vàng Vật Chất
      • Chỉ Số Vàng
      • Vàng Tài Khoản
    • Kiến Thức Chứng Khoán
      • Mã Cổ Phiếu
      • Tin Chứng Khoán
    • Ngân Hàng
      • Lãi Suất Ngân Hàng
      • Thông Tin Tỷ Giá
      • Tín Dụng
    • Thị Trường Cypto
      • Thông Tin Coin
      • Thư Viện Game
  • Kiến Thức Tài Chính
    • Thị Trường Bảo Hiểm
    • Vay Tài Chính
    • Fintech
    • Kiếm Tiền Online
  • Kiến Thức Kinh Doanh
No Result
View All Result
Giavang.com
No Result
View All Result
Home Đầu Tư Chứng Khoán

Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính

giavangtructuyen24h by giavangtructuyen24h
03/07/2022
in Đầu Tư Chứng Khoán, Kiến Thức Tài Chính
0
Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính
467
SHARES
3.1k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Báo cáo tài chính là một trong những thuật ngữ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi nhìn vào đó, có thể nhận xét và đánh giá tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính là gì? Làm sao đọc báo cáo tài chính? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Mục Lục

  • 1 Báo cáo tài chính là gì?
  • 2 Phân loại báo cáo tài chính
  • 3 Mục đích và ý nghĩa của báo cáo tài chính 
    • 3.1 Mục đích của báo cáo tài chính
    • 3.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính
  • 4 Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính
    • 4.1 Các loại giấy tờ cần thiết
    • 4.2 Yêu cầu và nguyên tắc
      • 4.2.1 Yêu cầu
      • 4.2.2 Nguyên tắc
    • 4.3 Quy trình lập báo cáo tài chính
  • 5 Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính 
  • 6 Kết luận

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính hay Financial Statement là một hệ thống chứa đựng toàn bộ những thông tin về tài chính và kinh tế của một doanh nghiệp như các dữ liệu về dòng tiền, nợ, vốn, tài sản, thu chi trong kỳ,… được trình bày theo  quy chuẩn, quy định theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán.

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức khác nhau sẽ có cách thiết lập và công bố các báo cáo tài chính khác nhau. Thời gian nộp báo cáo tài chính thường rơi vào khoảng cuối năm hoặc cuối mỗi quý. Thời điểm này, các tổ chức cần phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách trung thực và chính xác nhất. 

  • Cách đọc bảng cáo bạch khi đầu tư chứng khoán

Phân loại báo cáo tài chínhBáo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính hiện nay sẽ được chia làm hai loại như sau:

  • Báo cáo tài chính tổng hợp: Đây là loại báo cáo tài chính tổng hợp nhiều thông tin của doanh nghiệp. Theo đó, từ khâu chuẩn bị về hình thức, nội dung trình bày, thời hạn lập, nộp cho đến khi báo cáo tài chính được công khai phải được thực hiện đúng theo các quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Trong đó, có các quy định cụ thể như sau: Đối với công ty mẹ và tập đoàn, khi phải lập cả hai loại BCTC là tổng hợp và hợp nhất, thì phải ưu tiên lập BCTC tổng hợp trước; Những thông tin cần tổng hợp bao gồm: đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoặc sự nghiệp, sản xuất và kinh doanh. Sau khi thực hiện tổng hợp, mới tiến hành lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa các loại hình hoạt động kể trên; Trong quá trình lập báo cáo tài chính tổng hợp giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp nhất báo cáo tài chính.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất: Đây là loại báo cáo tài chính quan trọng và khi lập báo cáo này, doanh nghiệp bắt buộc tuân theo những gì pháp luật đề ra. Đối với nhóm công ty con, công ty mẹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật doanh nghiệp 2014, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, thì công ty con, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây: Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán; Kết quả kinh doanh hằng năm của công ty con và công ty mẹ cũng phải được lập báo cáo; Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty con và công ty mẹ. Trường hợp những công ty, doanh nghiệp không phải là công ty mẹ thì không cần phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo pháp luật về kế toán.

Mục đích và ý nghĩa của báo cáo tài chính 

Vai trò chủ yếu của bất kỳ báo cáo tài chính nào cũng hướng đến việc phản ánh, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính

Mục đích của báo cáo tài chính

Mục đích của báo cáo tài chính được quy định theo điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC  như sau: 

  • Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin như  tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và các dòng tiền của doanh nghiệp. Tư đây, có thể giúp chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng đưa ra các quyết định kinh tế thật chính xác và phù hợp với tình hình doanh nghiệp.
  • Ngoài các thông tin trên, nhìn vào báo cáo tài chính, người xem còn nắm bắt được các thông tin khác bao gồm các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Doanh nghiệp phải giải trình trong văn bản “Thuyết minh Báo cáo tài chính” về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; nguyên tắc ghi nhận; hình thức kế toán; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; …

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

  • Nhờ vào việc thể hiện các vấn về kinh tế, tài chính doanh nghiệp, nên báo cáo tài chính có thể giúp nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính giúp nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính.
  • Từ các số liệu BCTC thể hiện, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán xu hướng, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, có thể đưa ra những quyết đoán chính xác nhằm thu lợi nhuận.
  • Việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có những số liệu từ báo cáo tài chính. Từ đây góp phần đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.

Ngoài việc hỗ trợ cho các nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính còn có những ý nghĩa nhất định đối với nhiều đối tượng khác. Cụ thể:

  • Đối với người lao động: giúp người lao động nắm bắt được tình hình hoạt động doanh nghiệp. Trong tương lai, khả năng duy trì và phát triển như thế nào, có đủ để chi trả, thanh toán cho nhân công hay không? Và từ đây, có thể đưa ra quyết định hợp lý cho bản thân.
  • Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.
  • Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý. Nguyên nhân nằm ở chỗ, báo cáo tài chính cung cấp những thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh. 
  • Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Giúp những đối tượng này có thể hạn chế rủi ro nhất có thể. Bởi, dựa trên thông tin báo cáo tài chính cung cấp, người xem có thể đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính

Các loại giấy tờ cần thiết

Báo cáo tài chính nộp cơ quan nhà nước bao giờ cũng phải đầy đủ các loại giấy sau:

  1. Các tờ khai quyết toán thuế:
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của công ty/doanh nghiệp.
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của cá nhân.
  1. Báo cáo tài chính:
  • Bảng cân đối kế toán (dựa theo mẫu số B01-DN).
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (dựa theo mẫu số B02-DN).
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ (dựa theo mẫu số B03-DN).
  • Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (dựa theo mẫu số B09-DN).

Yêu cầu và nguyên tắc

Yêu cầu

Khi lập báo cáo tài chính, người lập phải tuân thủ những điều sau (Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “trình bày báo cáo tài chính”:

  • Báo cáo tài chính phải được trình bày chính xác, trung thực, hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
  • Báo cáo tài chính bám sát bản chất kinh tế hơn là hình thức hợp pháp.
  • Trình bày một cách khách quan không thiên vị
  • Tuân thủ nguyên tắc thận trọng.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin trên mọi khía cạnh trọng yếu. 

Nguyên tắc

Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC có ghi về quy định khi lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:

  • Nguyên tắc hoạt động liên tục.
  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích.
  • Nguyên tắc nhất quán.
  • Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp.
  • Nguyên tắc bù trừ.
  • Nguyên tắc có thể so sánh.

Quy trình lập báo cáo tài chính

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Người lập phải tập hợp đầy đủ các thông tin, chứng từ phát sinh trong năm tài chính. Thực hiện kiểm tra đối chiếu chứng từ tập hợp có được với báo cáo thuế đã kê khai định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế. 

Số dư  sẽ có sự chuyển đổi theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC, do có sự thay đổi về tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC.

Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh

Thực hiện kiểm tra kỹ càng một lần nữa các bút toán hạch toán chứng từ hàng tháng theo quy định.

  • Về chi phí: phân biệt và ghi đúng vào các khoản mục giá vốn, phí quản lý, bán hàng, và các khoản phí khác.
  • Về doanh thu: phân biệt rõ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. 

Bước 3: Phân loại tài sản và nợ phải trả 

Phân loại tài sản và phân loại nợ phải trả theo đúng qui định trên bảng cân đối kế toán theo trình bày ngắn hạn và dài hạn. 

  • Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng được phân loại là ngắn hạn. 
  • Tài sản hoặc nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

Bước 4: Bảng thuyết minh BCTC

Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày đúng quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác. Nội dung bao gồm các vấn đề: cơ sở lập, trình bày BCTC, các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với giao dịch và sự kiện quan trọng.

Bước 5: Căn cứ lập BCTC

Căn cứ lập Báo cáo tài chính là các báo tài chính kỳ trước (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh BCTC), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán các tài khoản và tài liệu kế toán khác.

Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính 

Báo cáo tài chính chưa rất nhiều thông tin nhưng không phải ai cũng biết cách đọc nó. Sau đây là hướng dẫn xem báo cáo tài chính một cách chính xác .

1/Đối soái một cách cẩn thận tất cả các tài khoản (TK) kế toán trên bảng cân đối phát sinh đã có số dư đúng với bản chất của nó hay không?

2/Trước khi kiểm tra lại công nợ thực tế với khách hàng và nhà cung cấp, người đọc cần đối chiếu số dư TK 133, 331 có khớp với số dư công nợ phải thu và phải trả cho nhà cung cấp hay chưa?

3/ Thực hiện so sách hai số dư TK 133 với tờ khai thuế GTGT hàng hoặc quý hay có khớp nhau không?

4/Kiểm tra số dư TK 142, 242 có khớp với bảng phân bổ CCDC hay không? Nếu chưa bằng nhau thì hãy xem lại cách phân bổ hoặc định khoản kế toán bị sai.

5/Kiểm tra số dư trên tài khoản 156 trên bảng cân đối phát sinh và bảng nhập xuất tồn (NXT) có bằng nhau chưa? Nếu không bằng nhau thì có thể do các lỗi sai sau:

  • Định khoản sai tài khoản.
  • Xuất hàng trước khi có hóa đơn nhập mua.
  • Đơn giá xuất tính sai so với giá vốn hàng xuất bán.

6/Kiểm tra thời gian khấu hao TSCĐ theo đúng khung thời gian quy định hiện hành hay không? Kiểm tra số liệu trên bảng khấu hao TSCĐ có đúng với số dư trên TK 214 trên bảng cân đối phát sinh hay không.

7/Kiểm tra tài khoản 3334 có sai sót không? Hãy so sánh số thuế TNDN 4 quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN tăng thêm hoặc giảm đi.

Nếu tăng thêm ghi:

  •  Nợ TK 821.
  •  Có TK 3334.

Nếu giảm so với tạm tính ghi:

  •  Nợ TK 3334.
  •  Có TK 821 ( tiền thừa trước khi lập BCTC).

8/Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt, nên nhớ rằng nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì ở tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay lập tức bằng nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt.

9/Kiểm tra tài khoản ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 không? Nếu sai thì tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng và tìm dựa vào sao kê ngân hàng.

10/Kiểm tra xem doanh thu TK 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai chưa?

Kết luận

Nói tóm lại, báo cáo tài chính của doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Vì đây là nơi cung cấp dữ liệu nhằm phản ánh thực trạng của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra chiến lược phát triển kinh tế của tổ chức. Với bài viết trên, chúng tôi mong rằng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về báo cáo doanh nghiệp. Chúc các bạn giao dịch thành công. 

Bài Trước Đó

Những kiến thức hay về bản cáo bạch 

Bài Tiếp Theo

Giá vàng trong nước hôm nay 4/7: Giá vàng SJC tăng giảm trái chiều

giavangtructuyen24h

giavangtructuyen24h

Liên QuanBài Viết

Saving Account là gì? Cách chọn ngân hàng có lãi suất Saving Account tốt

Saving Account là gì? Cách chọn ngân hàng có lãi suất Saving Account tốt

Saving Account (tài khoản tiết kiệm) là một thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều nhất khi giao dịch với...

Checking Account là gì? Phân biệt Checking Account vs Saving Account

Checking Account là gì? Phân biệt Checking Account vs Saving Account

Checking Account (tài khoản vãng lai) là một tài khoản thanh toán cho phép người dùng gửi tiền, rút tiền,...

Dòng tiền hoạt động là gì? Cách tính dòng tiền hoạt động

Dòng tiền hoạt động là gì? Cách tính dòng tiền hoạt động

Dòng tiền hoạt động (Operating Cash Flow - OCF) là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện khả...

Bài Tiếp Theo
Giá vàng trong nước hôm nay 4/7: Giá vàng SJC tăng giảm trái chiều

Giá vàng trong nước hôm nay 4/7: Giá vàng SJC tăng giảm trái chiều

Bài viết mới

Tổng đài ACB online - Hỗ trợ khách hàng 24/7 nhanh chóng

Tổng đài ACB online – Hỗ trợ khách hàng 24/7 nhanh chóng 

Tổng đài ACB online là số mấy? Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) hiện đang cung cấp...

Giá vàng Hà Nội hôm nay bao tiền 1 chỉ? Cập nhật giá vàng 9999, vàng SJC

Giá vàng Hà Nội hôm nay bao tiền 1 chỉ? Giá vàng Bảo Tín Minh Châu 24h qua

Giá vàng Hà Nội hôm nay bao nhiêu tiền 1 chỉ? Giá vàng 9999 hôm nay tăng hay giảm? Giá...

vang 610 2

Vàng 610 là gì? Cập nhật giá vàng 610 hôm nay

Vàng 610 luôn được sử dụng khá nhiều trong quá trình chế tác trang sức. Vậy vàng 610 là gì?...

Vàng 14K là vàng gì? Giá vàng 14K hôm nay bao nhiêu một chỉ

Vàng 14K là vàng gì? Giá vàng 14K hôm nay bao nhiêu một chỉ

Thị trường vàng ngày càng sôi nổi cùng với nhiều loại vàng khác nhau. Nhu cầu mua sắm của mỗi...

Lãi Suất Ngân Hàng

Lãi suất ngân hàng Eximbank mới nhất hiện nay. Có nên gửi tiết kiệm Eximbank không?

Lãi suất ngân hàng Eximbank mới nhất hiện nay. Có nên gửi tiết kiệm Eximbank không?

20/11/2023
Bảng lãi suất ngân hàng Agribank cập nhật mới nhất

Bảng lãi suất ngân hàng Agribank cập nhật mới nhất

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất. Gửi tiết kiệm Sacombank lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất. Gửi tiết kiệm Sacombank lãi suất bao nhiêu?

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng SCB cập nhật mới nhất

Lãi suất ngân hàng SCB cập nhật mới nhất

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng TPBank cập nhật mới nhất. Có nên gửi tiết kiệm tại TPBank?

Lãi suất ngân hàng TPBank cập nhật mới nhất. Có nên gửi tiết kiệm tại TPBank?

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng Vietinbank mới nhất

Lãi suất ngân hàng Vietinbank cập nhật mới nhất. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng ACB 2023

[Cập nhật] Lãi suất ngân hàng ACB mới nhất. So sánh lãi suất ngân hàng hiện nay

20/11/2023
Lãi suất ngân hàng Techcombank hiện nay bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng Techcombank hiện nay bao nhiêu? Lãi suất tiết kiệm Lộc Phát Techcombank

20/11/2023
Bảng lãi suất ngân hàng VPBank mới nhất. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Bảng lãi suất ngân hàng VPBank mới nhất. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

20/11/2023
Cập nhật mới nhất lãi suất ngân hàng BIDV. Gửi ngân hàng BIDV 100 triệu lãi bao nhiêu?

Cập nhật mới nhất lãi suất ngân hàng BIDV. Gửi ngân hàng BIDV 100 triệu lãi bao nhiêu?

20/11/2023

  • Fintech
  • MMO-Kiếm Tiền Online
  • Vay Tài Chính
  • App Vay Tiền
  • Tiền tệ – Tỷ giá
  • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Thông Tin Coin
  • Đầu Tư Coin
  • Thị Trường Bảo Hiểm
  • Ngân Hàng
  • Lãi Suất Ngân Hàng
  • Thông Tin Sàn
  • Tin Chứng Khoán 
  • Mã Cổ Phiếu
  • Thẻ Tín Dụng
  • Kiến Thức Kinh doanh
  • Thư Viện Game
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Facebook Zalo Youtube

gia-vang-hom-nay

Giavang.com là trang cập nhật giá vàng hàng ngày, là kênh thông tin các thị trường tài chính như Vàng Forex, Quỹ Đầu Tư Vàng, Cổ phiếu Vàng….giúp nhà đầu tư có thêm thông tin về biến động thị trường, tin tức về các tổ chức, sàn giao dịch….Giavang.com không phải là sàn môi giới ngoại hối-Forex

DMCA.com Protection Status

Văn Phòng Đại Diện Giavang.com

Địa chỉ: Tầng 23, AB Tower, 76A Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Email:   giavangtructuyen24h@gmail.com

No Result
View All Result
  • Biểu Đồ Giá Vàng
    • Dự Báo Giá Vàng
    • Biểu Đồ XAU/USD
    • Giá Vàng Trong Nước
    • Giá Vàng Thế Giới
  • Kiến Thức Giao Dịch
    • Vàng Forex
    • Vàng Vật Chất
    • Crypto
      • Thông Tin Coin
      • Thư Viện Game
    • Chứng Khoán
      • Mã Cổ Phiếu
      • Tin Chứng Khoán
    • Tài Chính
      • Vay Tài Chính
      • Fintech
    • Ngân Hàng
      • Tỷ Giá Tiền Tệ
      • Lãi Suất
      • Thẻ Tín Dụng
    • Thị Trường Bảo Hiểm
    • Tin Tức Sàn
  • Phân Tích Kỹ Thuật
  • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Kiếm Tiền Online

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In