Trong đầu tư Crypto, chắc hẳn ít hay nhiều các nhà đầu tư đã nghe qua hiệu ứng Bandwagon. Đây là hiệu ứng tâm lý trong giao dịch chỉ các trader có xu hướng bắt chước người khác làm điều gì đó một cách vô thức. Tìm hiểu chi tiết về Bandwagon trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nguồn gốc xuất xứ của Bandwagon
Cụm từ Bandwagon bắt nguồn từ việc nghệ sĩ giải trí Dan Rice đi du lịch khắp đất nước với mục đích vận động chính trị cho Tổng thống Zachary Taylor năm 1848.
Ngay lúc ấy, đoàn tàu của Rice là tâm điểm của cuộc vận động chính trị. Rice khuyến khích những người trong đám đông “nhảy lên đoàn tàu” và ủng hộ Taylor. Khi thấy vậy, như một phản xạ tự nhiên những người khác bắt đầu làm theo dù không hiểu chuyện gì xảy ra.
Sự kiện này thành công mỹ mãn và Taylor đắc cử tổng thống khiến cho những chính trị gia sau này cũng sử dụng đoàn tàu trong các sự kiện tranh cử với niềm tin sẽ chiến thắng như Taylor.
Vào đầu thế kỷ 20, hiệu ứng đoàn tàu được sử dụng phổ biến ở các chiến dịch vận động chính trị và trở thành một cụm từ để lên án các hiện tượng xã hội muốn trở thành một phần của đám đông, kể cả khi nó đi ngược lại với những nguyên tắc hoặc niềm tin của họ.
Bandwagon là gì?
Như đã đề cập ở đầu bài, Bandwagon là một hiệu ứng tâm lý chỉ mọi người có xu hướng làm theo hành động gì đó của người khác dù điều này có phù hợp hay ngược lại với những nguyên tắc của họ.
Nói một cách dễ hiểu, có thể tóm gọn Bandwagon là việc bắt chước trong vô thức. Hiệu ứng này còn được gọi với tên khác là tâm lý bầy đàn hoặc hiệu ứng đoàn tàu.
Xem thêm
- Cách kiểm soát tâm lý trong giao dịch
- Những thói quen giao dịch giúp trader thành công
- FOMO là gì? Cách nhận biết hiệu ứng tâm lí FOMO trong giao dịch
Ví dụ:
Có một anh ca sĩ A để một kiểu tóc rất phá cách, lúc đầu bạn sẽ cảm thấy không có thiện cảm về kiểu tóc đó. Tuy nhiên, nó bỗng trở thành một “hot trend” trên mạng xã hội, mọi người đều đua nhau cắt kiểu tóc giống anh ca sĩ. Chính lúc này, bạn cũng sẽ có xu hướng muốn làm theo họ. Đó chính là hiệu ứng Bandwagon.
Hiện tượng này xuất hiện trong các thị trường đang tăng trưởng và thời kỳ bong bóng như trong Crypto vào những năm 2017.
Trong giai đoạn ấy, tổng khối lượng giao dịch của thị trường Crypto có mức trung bình 3 tỷ đô/ngày, có thể nói là có dấu hiệu vượt qua cổ phiếu có lượng giao dịch lớn nhất thế giới lúc đó là Apple (4 tỷ đô/ngày).
Ngoài ra, bạn có thể thấy hiệu ứng này vào mùa lễ tết, dịp sale lớn trong năm như Black Friday. Vì thời gian này các cửa hàng thường đồng loạt giảm giá nhiều, nhu cầu mua sắm của mọi người cũng tăng lên cao. Và người này sẽ bắt chước giống với người kia, từ đó nhu cầu đã cao lại càng cao hơn.
Tính hai mặt của hiệu ứng Bandwagon
Hiệu ứng Bandwagon có hai mặt như:
Mặt tích cực
Trên một khía cạnh nào đó, hiệu ứng Bandwagon cũng đem đến một số mặt tích cực. Đặc biệt là khi người tiêu dùng đã trang bị thông tin chính xác về chất lượng hàng hóa và những người khác cũng có sở thích, quyết định tiêu dùng giống với họ.
Ở một khía cạnh kinh tế, một số hiệu ứng Bandwagon cho phép mọi người tiết kiệm chi phí thu thập thông tin bằng cách dựa vào kiến thức và ý kiến của người khác.
Ví dụ, bạn bước vào một quán ăn mới và không biết chọn món ăn nào vì có quá nhiều món trong menu, nhưng những gợi ý dựa án việc “món ăn nào được nhiều người dùng gọi nhất” có thể là một gợi ý cho bạn trong quá trình gọi món ăn.
Mặt tiêu cực
Thế nhưng bên cạnh Bandwagon cũng có những hạn chế nhất định. Bạn nên nhớ một điều rằng “không phải điều gì tốt cho số đông, có thể sẽ không tốt cho bạn”. Sẽ không có một cách tiếp cận chung nào phù hợp với tất cả mọi người. Trong một số trường hợp, việc quyết định theo số đông sẽ đem đến bất lợi cho bạn.
Ảnh hưởng của hiệu ứng Bandwagon đối với thị trường Crypto?
Khi tham gia thị trường Crypto, có hai hình thức về hiệu ứng Bandwagon mà các nhà đầu tư phải biết để cảnh giác:
Bong bóng giá
Khi các đồng tiền điện tử đột ngột tăng vọt không rõ nguyên nhân thì chính lúc đó là hiện tượng bong bóng giá xảy ra. Vì thế những đồng coin này thường được cộng động Crypto đánh giá cao.
Thông thường, hiện tượng này bắt nguồn từ những nhà đầu cơ ngắn hạn. Khi đó, bong bóng giá tiếp tục “phồng to” do ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại tiền điện tử đó.
Hố đen thanh khoản
Nếu trong trường hợp có một sự kiện, tin tức kinh tế nổi bật xảy ra bất ngờ thì các nhà đầu tư thường có tâm lý tạm ngưng giao dịch và đợi đến khi tin tức lắng xuống, thị trường sẽ ổn định trở lại.
Nếu số lượng người mua bán coin đột nhiên giảm mạnh thì sẽ kéo theo tính thanh khoản của thị trường cũng giảm.
Ứng dụng của Bandwagon trong các lĩnh vực
Hiệu ứng Bandwagon xuất hiện xung quanh cuộc sống của chúng ta và được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Lĩnh vực Crypto
Có nhiều trader hoặc holder sẽ đưa ra quyết định đầu tư theo số đông hoặc các KOL (người nổi tiếng). Một khi KOL quảng bá về một loại coin hoặc token nào đó, các trader sẽ hold những đồng coin đó với hy vọng coin sẽ tăng giá.
Vì thế, các KOL luôn muốn phát triển cộng đồng để ủng hộ mình bởi vì một khi cộng đồng đó phát triển mạnh thì giá trị lời nói của KOL đó càng có giá trị cao.
Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống
Theo khảo sát, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm được bày trên kệ với số lượng ít. Bởi vì họ nghĩ thường những mặt hàng này được bán hết nhanh chóng do chất lượng cao.
Đối với lĩnh vực đồ uống, chủ các quán đồ uống thường sẽ có mục best seller (bán chạy nhất) trên menu quán của mình. Khi không biết chọn gì, họ sẽ chọn những món này bởi vì với suy nghĩ thức uống có dòng chữ này nghĩa là ngon và được nhiều người mua.
Lĩnh vực thời trang
Lĩnh vực này thể hiện ở việc nhiều người sẽ bị ảnh hưởng bởi các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Khi thấy những người nổi tiếng khoác lên người bộ trang phục nào đó, nhiều fan hâm mộ cũng muốn được sở hữu. Và đây là cơ hội tuyệt vời để các nhãn hàng thời trang tận dụng để nâng cao doanh số bán hàng.
Lĩnh vực âm nhạc
Một khi các bài hát của nghệ sĩ được quảng bá, chia sẻ, giới thiệu trên nhiều phương tiện truyền thông và các mạng xã hội thì đem đến sự tò mò cho cộng đồng mạng.
Khi đó họ sẽ tìm hiểu về những ca khúc ấy và từ đó danh tiếng của nghệ sĩ cũng được nâng lên nhanh chóng.
Không chỉ mạng xã hội mới có sức ảnh hưởng mà chính các mạng xã hội này đã đưa hiệu ứng Bandwagon vào con đường thành công của nó.
Ví dụ điển hình gần đây là TikTok – nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội lớn. Dù mới ra mắt vài năm nhưng số lượng người dùng gia tăng mạnh, vì các cá nhân thấy nhiều người xung quanh sử dụng nên cũng nhảy vào sử dụng để biết, để theo kịp trend.
Lĩnh vực chính trị
Theo nghiên cứu, mọi người sẽ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho một ứng cử viên hơn nếu họ đang được đa số ủng hộ hoặc được cho là có khả năng cao sẽ chiến thắng.
Như vậy, có thể thấy hiệu ứng này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và quan điểm của chúng ta đối với những chọn lựa thay đổi cuộc sống.
Cách phòng tránh hiệu ứng Bandwagon
Mặc dù sẽ không loại bỏ hoàn toàn hiệu ứng này nhưng vẫn có một số tips để có thể hạn chế nó. Trước khi muốn theo số đông, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi:
- Giao dịch đó có thật sự cần thiết không?
- Nếu không giao dịch theo đám đông thì bạn phải chịu hệ lụy gì?
- Những quyết định giao dịch theo số đông khiến thị trường chịu ảnh hưởng như thế nào?
- Những thông tin gì cần nghiên cứu, tìm hiểu trước khi đầu tư?
Ngoài ra nhà đầu tư phải tỉnh táo và kiểm soát được cảm xúc của mình và tham khảo những lưu ý sau:
- Suy nghĩ kỹ lưỡng trước mỗi quyết định đầu tư
- Bình tĩnh xem xét trước những tình huống đi ngược lại với niềm tin, quy tắc, chuẩn mực… của bản thân và xã hội
- Ý kiến của những người xung quanh là một nguồn tham khảo hữu ích. Tuy nhiên việc thực hiện hay không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân mỗi người
- Hãy độc lập đưa ra quyết định dựa trên những nguồn tin chính xác
- Cân nhắc những lựa chọn thay thế
- Không ngần ngại làm trái ngược với ý kiến số đông
Kết luận
Như vậy, định nghĩa về hiệu ứng Bandwagon không quá khó để hiểu. Khi nhà đầu tư chủ động tìm hiểu về hiệu ứng này có thể giúp bạn sáng suốt trong những quyết định đầu tư bản thân. Đừng quên ghé giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực nhé.