Bán khống là một chiến lược đầu tư cho phép bạn kiếm lợi từ việc giá cổ phiếu giảm. Tuy nhiên, hành động bán khống cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Cùng giavang.com theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về bán khống, rủi ro khi thực hiện bán khống cũng như cách bán khống cổ phiếu nhé!
Mục Lục
Sơ lược về bán khống
Bán khống trong chứng khoán là gì?
Bán khống (trong tiếng anh là short selling) là việc nhà giao dịch mượn cổ phiếu từ nhà môi giới và bán ngay với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm ngay sau đó. Nếu đúng như vậy, nhà giao dịch có thể mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn, trả lại cho người môi giới và giữ phần chênh lệch, trừ đi mọi khoản lãi vay, coi như lợi nhuận.
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc bán khống cổ phiếu cũng đi kèm với nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng.
>> Bán khống chứng khoán và những quy định cần biết
>> Cách xác định thời điểm mua bán cổ phiếu đơn giản nhất
Short Selling hoạt động như thế nào?
Bán khống cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận từ cổ phiếu hoặc chứng khoán khác khi chúng giảm giá trị.
Để short selling, nhà đầu tư phải mượn cổ phiếu hoặc chứng khoán thông qua công ty môi giới của họ từ người sở hữu nó. Nhà đầu tư sau đó bán cổ phiếu, giữ lại số tiền thu được.
Người bán khống hy vọng giá sẽ giảm theo thời gian, tạo cơ hội mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn giá bán ban đầu. Số tiền còn lại sau khi mua lại cổ phiếu sẽ mang lại lợi nhuận cho người bán khống.
Đặc điểm của bán khống
Người bán khống không thực sự sở hữu mã chứng khoán: Người thực hiện short selling sẽ không thực sự sở hữu mã cổ phiếu đó, mà họ sẽ vay mượn từ người chơi khác hoặc công ty/đại lý/nhà môi giới chứng khoán. Người bán khống sẽ có nghĩa vụ trả lại số mã chứng khoán kèm theo lãi hoặc phí hoa hồng sau khi thực hiện giao dịch.
Người bán khống thu lợi nhuận từ việc giảm giá chứng khoán: Short selling cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận từ những mã cổ phiếu giảm giá. Bằng việc phân tích thị trường, đánh giá và kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai.
Hoạt động bán khống có rủi ro cao: Short selling sẽ có thể mang lại rủi ro cao cho người bán khống. Trường hợp giá cổ cổ phiếu tăng thay vì giảm thì người bán khống sẽ phải mua lại tài sản với giá cao hơn, dẫn đến thiệt hại và lỗ vốn
Ví dụ về bán khống
Bạn vay 10 cổ phiếu của một công ty, sau đó bán ngay chúng trên thị trường chứng khoán với giá 10 đô la/ cổ phiếu, tạo ra 100 đô la.
Nếu giá giảm xuống còn 5 USD một cổ phiếu, bạn có thể sử dụng 100 USD của mình để mua lại tất cả 10 cổ phiếu chỉ với giá 50 USD, sau đó trả lại cổ phiếu cho người môi giới. Cuối cùng, bạn kiếm được 50 đô la trong thời gian ngắn (trừ đi mọi khoản hoa hồng, phí và lãi).
Mục đích và đối tượng thực hiện bán khống
Mục đích của short selling là gì?
Thu lợi nhuận từ giao dịch: Nhà đầu tư kỳ vọng rằng giá của tài sản sẽ giảm, để họ có thể mua lại tài sản đó với giá thấp hơn. Sau khi hoàn trả tài sản lại cho người cho vay ban đầu thì nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận từ phần chênh lệch (phần chênh lệch được tạo ra từ việc mua lại tài sản với giá thấp hơn vượt qua số tiền ban đầu đã mượn).
Phòng ngừa rủi ro từ thị trường: Nhà đầu tư muốn giảm tối đa tổn thất với một mã cổ phiếu khi thị trường gặp phải biến động khó lường hoặc đi ngược với dự đoán của nhà đầu tư.
Đối tượng thực hiện short selling là ai?
- Nhà đầu tư, giao dịch chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm có đủ kiến thức để nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về thị trường. Đối tượng thực hiện short selling trên thị trường nhiều nhất đó là những tổ chức tài chính, quỹ phòng hộ, những nhà đầu tư lớn.
- Nhà giao dịch giàu có là những người có tài khoản tương đối lớn vì người bán khống cần có tỷ lệ ký quỹ cao
- Nhà đầu tư thích mạo hiểm là đối tượng phù hợp để thực hiện short selling. Bởi lẽ, rủi ro thua lỗ từ việc bán khống là rất lớn. Nhà đầu tư cần phải có mức độ chấp nhận rủi ro lớn thì mới có thể thực hiện được chiến lược mạo hiểm này.
Hướng dẫn cách bán khống cổ phiếu
- Nhà đầu tư cần phải có tài khoản ký quỹ, và cần có tiền mặt hoặc vốn cổ phần trong tài khoản ký quỹ đó để làm tài sản thế chấp.
- Để duy trì được vị thế bán (tức là giữ những cổ phiếu đã vay) nhà đầu tư sẽ phải giữ đủ vốn chủ sở hữu trong tài khoản làm tài sản thế chấp cho khoản vay ký quỹ (tối thiểu là 25% theo quy định của từng nơi).
- Nhà đầu tư sẽ phải trả lãi cho các cổ phiếu đã vay, đồng thời duy trì các yêu cầu về ký quỹ trong suốt khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu.
- Trường hợp giá cổ phiếu giảm thì nhà đầu tư sẽ đóng vị thế bán bằng cách mua số lượng cổ phiếu đã vay với mức giá thấp hơn ban đầu, và hoàn trả lại cho công ty chứng khoán. Nhà đầu tư phải cân nhắc tiền lãi, hoa hồng, các khoản phí phải trả để có thể thu được lợi nhuận.
- Cho đến nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam vẫn chưa cho phép áp dụng bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên có một số nhà đầu tư “lách luật” bằng giao dịch cá nhân, vay mượn hoặc bán nhờ trên tài khoản người khác.
- Nhà đầu tư có thể short selling trên thị trường chứng khoán phái sinh dựa vào phương thức giao dịch hai chiều của thị trường này. Tại đây, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mặc dù không sở hữu cổ phiếu cơ sở, miễn là có đủ tiền ký quỹ.
Rủi ro của việc bán khống
Rủi ro đến từ thị trường: Giao dịch short selling sẽ có mức lãi giới hạn khi giá cổ phiếu là 0. Nhưng lỗ bán khống sẽ không có giới hạn bởi lẽ mức giá có thể tăng vô hạn. Vì thế nếu như giá cổ phiếu tăng, đi ngược lại với kỳ vọng của nhà đầu tư thì mức lỗ sẽ không thể kiểm soát.
Rủi ro pháp lý: Hành động short selling bị cấm trên thị trường chứng khoán cơ sở. Vì thế những nhà đầu tư thực hiện giao dịch short selling lớn sẽ có nguy cơ bị phạt, và cấm giao dịch.
Giao dịch phức tạp: Short selling là giao dịch khá phức tạp và không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhà đầu tư sẽ cần có kiến thức, kinh nghiệm để có thể nhận định được mức độ rủi ro cũng như biến động của mã cổ phiếu. Trường hợp giao dịch short selling với số lượng lớn sẽ thao túng thị trường chứng khoán và gây tổn thất cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Xảy ra hiện tượng short squeeze: Điều này xảy ra khi có sự tăng giá đột biến của một cổ phiếu bị short selling nhiều, gây áp lực lên những người bán khống phải đóng vị thế của họ để giảm thiểu thua lỗ. Khi làm như vậy, người bán khống mua lại cổ phiếu sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tiếp tục tăng.
Bán khống có phải là một chiến lược tốt?
Bán khống đòi hỏi rất nhiều công sức và kiến thức để thành công và đó không thực sự là một ý tưởng hay đối với các nhà đầu tư cá nhân.
Tuy nhiên, nếu bạn quyết định đặt cược vào một cổ phiếu, bạn có thể sử dụng quyền chọn bán để hạn chế rủi ro bán khống nhất, cụ thể là các khoản lỗ chưa được giới hạn.
Một chiến lược (mua quyền chọn bán) cho phép bạn kiếm lợi nhuận từ sự sụt giảm của cổ phiếu và hạn chế số tiền bạn sẽ thua lỗ ở vị thế đó. Tuy nhiên, các quyền chọn có những rủi ro khác mà nhà đầu tư cần phải nhận thức đầy đủ trước khi bắt đầu giao dịch chúng.
Một số câu hỏi thường gặp
Bán khống chứng khoán có hợp pháp tại Việt Nam không?
Mặc dù short selling là giao dịch được thực hiện khá nhiều và là cơ hội thu lợi nhuận lớn. nhưng bán khống cũng là hành động đầu cơ, thao túng thị trường và làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư khác. Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam không cho phép hoạt động bán khống diễn ra.
Cách tốt nhất để bán khống một cổ phiếu là gì?
Cách tốt nhất để bán khống cổ phiếu là đầu tư tương đối ngắn hạn với chiến lược rút lui được xác định rõ ràng. Hãy nhớ rằng nếu việc bán khống gặp trục trặc, khả năng thua lỗ hầu như là không giới hạn, do đó, bạn nên có mức lỗ tối đa mà bạn sẵn sàng chấp nhận trước khi bắt đầu.
Cần bao nhiêu tiền để bán khống một cổ phiếu?
Trong hầu hết các trường hợp, nhà môi giới của bạn sẽ yêu cầu bạn phải có sẵn số tiền bằng 50% giá trị của giao dịch bán khống. Nói cách khác, nếu bạn bán khống 10 cổ phiếu của một cổ phiếu trị giá 200 đô la, bạn cần có sẵn 1.000 đô la làm tiền ký quỹ trong tài khoản môi giới của mình.
Short Squeeze (bán non) là gì?
Short Squeeze (bán non) được hiểu là hiện tượng giá của cổ phiếu đột ngột tăng mạnh khiến cho những nhà đầu tư đang trong vị thế bán khống phải đóng vị thế của mình để giảm thiểu mức thua lỗ. Để có thể đóng vị thế, nhà đầu tư buộc phải mua lại cổ phiếu với mức giá cao hơn, từ đó, tạo ra cơn sốt mua vào (buying frenzy) và tạo thành hiện tượng “Short Squeeze”.
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về bán khống – short selling trong chứng khoán. Có thể thấy rằng short selling có sức hút lớn với các nhà đầu tư bởi lợi nhuận khủng mà nó có thể mang lại, nhưng short selling cũng có thể khiến nhà đầu tư tổn thất nặng. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện giao dịch bán khống.
Bài viết liên quan:
Cổ phiếu chưa niêm yết là gì? Cách giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết OTC
Tìm hiểu chứng khoán phái sinh. Có nên chơi chứng khoán phái sinh?
Hedge Fund là gì? Bật mí điều kiện tham gia quỹ phòng hộ
Định giá cổ phiếu là gì? Các phương pháp định giá thông dụng