Trong giao dịch tiền điện tử, tính thanh khoản luôn là yếu tố được nhiều trader quan tâm. AMM trong Crypto được xem là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ thanh khoản cho người chơi. Vậy AMM thật sự là gì? AMM có những ưu điểm, nhược điểm nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về công cụ kỹ thuật AMM.
Mục Lục
Tổng quan về AMM
AMM là gì?
AMM được viết tắt từ tên tiếng Anh Automated Market Maker là công cụ hỗ trợ tính thanh khoản tự động trên các sàn giao dịch phi tập trung. AMM giúp khắc phục những khuyết điểm của các sàn giao dịch tập trung hiện nay.
Ra đời trong bối cảnh đồng điền tử ngày một có sức ảnh hưởng trên thị trường tài chính, AMM đem lại sự bảo mật thông tin cao độ khi tính ẩn danh được cải thiện. Với cách giao dịch truyền thống, trong quá trình tạo lập tài khoản, người dùng vẫn có thể cung cấp thông tin cá nhân và tiến hành bước xác minh danh tính bắt buộc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, rất dễ tra ra các thông tin này kể cả các giao dịch mà người chơi từng thực hiện.
Trong khi đó, nền tảng blockchain kết hợp với mô hình AMM sẽ mang tính tuyệt đối và bảo mật hóa cho người dùng. Thay vì người dùng phải cung cấp thông tin khi giao dịch, thì với công cụ AMM, bạn chỉ cần kết nối ví lưu trữ chữ với nền tảng thanh khoản tự động là có thể thực hiện được.
Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có sự cố là quá lớn gây thiệt hại như một số vụ hack sàn xảy ra trên sàn phi tập trung AMM.
>>Phí Gas (Gas Fee) là gì? Tuyệt chiêu tối ưu phí Gas ít ai biết
>>Node là gì? Cách hoạt động của Node trong Blockchain
Quá trình phát triển của AMM
Nói về quá trình phát triển AMM, phải nhắc đến sàn giao dịch UNiswap đầu tiên. Đây là sàn đưa công cụ AMM lên đỉnh cao nhất trong tất cả các sàn điện tử với các hidden gem x10; x100. Mặc dù vậy, thế giới vẫn ghi nhận Kyber Network (2018) và Bancor (2017) mới là những người đầu tiên áp dụng AMM.
Không giống Uniswap, Kyber Network là mô hình AMM tập trung. Chính vì vậy, không ai được đóng góp vào pool trừ nên team và Market maker.
Đến tháng 11/2019, Uniswap ,mới chính thức áp dụng AMM phi tập trung cho nền tảng của mình. Với cơ chế AMM này, bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào pool làm tăng tính thanh khoản. Đồng thời, những người đóng góp vào pool (providers) cũng được hưởng một phần phí giao dịch nếu sàn Uniswap có giao dịch được thực hiện.
Nếu trên Uniswap, người dùng chỉ có thể đưa ETH kèm 1 token khác vào 1 pool, thì Balancer có một sự cải tiến đáng kể: Thay vì chỉ 1 token, thì nay Balancer có thể thêm tận 8 token khác nhau. Swap trên sàn vì thế cũng trở nên thuận tiện hơn. Không chỉ vậy, tại Balancer, những người đóng góp pool còn được tùy chỉnh tỉ lệ các token đưa vào pool trong 1 lần chuyển.
Chẳng hạn:
- Nếu bạn muốn lấy HAKKA trên trên Uniswap nhưng sàn chỉ có USDT. Điều này, bắt buộc bạn phải swap 2 lần: Lần 1 swap USDT sang ETH, lần 2 swap ETH sang Hakka. Tổng phí giao dịch lúc này của bạn sẽ là gấp đôi. Tuy nhiên, việc này sẽ không xảy ra ở Balancer.
>>USDT là gì? Cách mua USDT trên các sàn giao dịch
- Còn khi muốn góp vào Uniswap pool, ở Uniswap, bạn phải chuẩn bị token và ETH tỷ lệ 1:1 mới được góp, ở Balancer, tỷ lệ các token như thế nào cũng được.
Đối với Curve, Liquidity Pool chỉ cho phép đóng góp stablecoin. Điều này phần nào hỗ trợ người chơi giảm trượt giá khi giao dịch. Việc sử dụng stablecoin sẽ giúp giá tài sản cũng có thể thấy trong một vài pool khác không chỉ riêng trên các sàn phi tập trung (DEX). Và Hakka pool 1 là một ví dụ điển hình.
Hiện nay, Uniswap V2 có thể được xem là mô hình cơ bản nhất cho mọi AMM.
Cơ chế hoạt động của AMM
Thay vì về dựa vào một số lệnh như sàn giao dịch tập trung, AMM hoạt động dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học định giá.
Thông thường, tại các sàn giao dịch tập trung, người dùng sẽ đặt ra giá mua bán bán. Việc khớp lệnh chỉ xảy ra khi có người đồng ý mua hoặc bán với giá đó đó. Các lệnh này sẽ được thiết lập sẵn.
Tuy nhiên, trên AMM, giá mua và giá bán đều bằng nhau. Công cụ AMM sẽ sử dụng một thuật toán đặc biệt, thuật toán này có nhiệm vụ tính toán mức giá cơ sở và điều chỉnh theo thực tế. Do đó, khi có nhu cầu mua hoặc bán, lệnh giao dịch sẽ khớp ngay lập tức mà không cần phải thiết lập trước đó.
Đối với giao thức Uniswap, giá luôn tính toán theo công thức k = X × Y. Trong công thức này, x đại diện cho số điện thoại thông trong nhóm thanh khoản, y số lượng đã thông báo khác, k luôn là một hằng số không đổi. Điều đó có nghĩa tổng thanh khoản không bao giờ thay đổi.
Nói một cách đơn giản, không có sự tồn tại giữa lệnh mua và lệnh bán trong nền tảng áp dụng AMM. Cơ chế hoạt động của nó chỉ là đơn thuần người dùng gửi tiền vào nhóm thanh khoản có chứa hai loại tiền điện tử bất kỳ. Sau đó lệ rút ra một loại tiền mã hóa khác. Quá trình rút một loại tiền điện tử ra đã tác động đến tỷ lệ trong công thức vừa nêu. Vì thế giá các loại thông báo cũng thay đổi theo.
Ưu và nhược điểm của AMM
Ưu điểm
- Tính ẩn danh: Người dùng không phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, cũng không cần đăng ký tài khoản hay xác minh danh tính cho mỗi lần giao dịch. Đơn giản, bạn chỉ cần sở hữu một tài khoản ví điện tử là đã có thể kết nối với sàn AMM là được.
- Giao dịch hoàn toàn tự động: Người dùng không cần phải chờ thời gian khớp lệnh. Mọi giao dịch trên AMM đều thực hiện hoàn toàn tự động. Trader chỉ cần lựa chọn loại coin muốn giao dịch, ngay sau đó giao dịch sẽ được thực hiện tự động.
- Bảo mật cao: Coin trao đổi sẽ được chuyển thẳng vào ví lưu trữ đã kết nối của người dùng. Những sàn áp dụng AMM không có nghĩa vụ giữ coin của người dùng. Quá trình trao đổi coin diễn ra trực tiếp. Như vậy, người dùng hoàn toàn có thể an tâm lưu trữ coin mà không lo bị hack.
- Thông tin minh bạch: Mọi giao dịch thực hiện trên AMM đều sẽ được lưu lại vào sổ cái blockchain. Thông tin lưu lại trên tay mang tính vĩnh viễn, không thể bị thao túng bởi một ai. Chúng không thể bị thay đổi I nếu không có sự đồng ý của của toàn bộ hệ thống nút xác thực. Như vậy, với AMM, không một ai có thể giao dịch gian lận.
Nhược điểm
- Mức trượt giá cao: Mặc dù cải thiện tính thanh khoản rất tốt nhưng tỷ lệ trượt giá trên AMM rất cao. Theo công thức k = X× Y thì giá trị của k không đổi. Như vậy, bắt buộc X và Y phải luân phiên tăng giảm cho nhau. Không có việc cả hai yếu tố này cùng tăng hoặc giảm. Nhờ vào đặc điểm này, AMM thúc đẩy người dùng tham gia gửi tiền vào nhóm thanh khoản.
- Mất mát vô thường: Thị trường Crypto vốn luôn tồn tại các biến động mạnh về giá cả. Xu hướng giá cả thay đổi, trader tự chọn rút ra loại tiền giá cao, bỏ vào loại tiền giá trị cao. Pool thỉnh thoảng vì thế sẽ hoạt động không hiệu quả. Do đó, tình trạng mất mát thường xuyên xảy ra với người đã gửi tiền vào nhóm pool thanh khoản.
- Phí giao dịch cao: Phí gas trên Ethereum không hề thấp. Đối với các giao dịch lớn, phí gas có thể lên đến hàng chục USD. Trong khi đó, phần lớn các sàn AMM hiện đều triển khai trên Ethereum.
Thực trạng hiện tại của AMM
AMM được xem như trung tâm giao dịch của cả hệ sinh thái. Xét trong bối cảnh các hệ sinh thái ngày một nhiều như hiện nay, AMM vì vậy cũng trở thành một mắt xích đầu tiên và vô cùng quan trọng.
Điều này, ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Polygon, khi Layer-2 được chú ý, cụ thể là bắt đầu với Polygon, thì mức tăng trưởng trên Quickswap đã vô cùng khủng khiếp, từ ~10 USD lên đến 1,000 USD cho 1 token QUICK. Hay đối với Avalanche, khi cộng đồng thật sự quan tâm đến sự tăng trưởng của AVAX, thì giá của 1 token của Pangolin hay 1 token của Trader JOE cũng pump theo.
Vào năm 2021, AMM được tích hợp hàng loạt chức năng. Điều này khiến AMM trở thành một DeFi hub thu nhỏ.
Chẳng hạn, trước đây, chúng ta chỉ biết SushiSwap với Swap token. Tuy nhiên, giờ đây ta có thể gọi SushiSwap đơn giản là Sushi vì thực chất, dự án đã tích hợp rất nhiều sản phẩm khác như IDO Platform (Miso), Lending (Kashi),…
Một cái tên khác cũng khá nổi tiếng trong AMM, đó là PancakeSwap, cũng đi theo hướng đó với rất nhiều mô hình được xây dựng trên CAKE (token của dự án) có thể kể đến như IFO, xổ số,…
Công thức toán học đằng sau AMM trong DEX
Ta có công thức tính AMM như sau:
Trong đó:
- K là biến hằng số mà mình đã đề cập.
- X là token A.
- Y là token B.
- Chúng ta có thể thay đổi biến 0,5 thành các số khác. Nhưng nói chung, tổng của lũy thừa của X và Y phải bằng 1.
Hiểu đúng về pool thanh khoản trong AMM
AMM thực sự hoạt động khi và chỉ khi có một nguồn cung thanh khoản. Tức phải có người dùng cung cấp hai loại tiền điện tử vào một nhóm pool, và tạo nên nhu cầu trao đổi thì cơ chế AMM mới hoạt động. Người dùng sẽ được hưởng một mức lãi nhất định, khi đóng góp tiền điện tử vào nhóm thanh khoản. Mức trung bình trên thị trường là khoảng 0.3%.
Việc trả phí cho người khi tham gia đóng góp tài sản thanh khoản trên AMM đã phá vỡ thế độc quyền của các sàn giao dịch. Điều này, vô tình giúp kích thích nhu cầu trao đổi trong nhóm pool thanh khoản. Đồng thời mở ra cơ hội cho một số loại tiền điện tử mới, chưa phổ biến được tiếp cận người dùng nhiều hơn.
Kết luận
Nói tóm lại, AMM là công cụ được áp dụng trên những sàn phi tập trung. Nhờ vào AMM, tính thanh khoản cũng như việc giao dịch của người dùng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, công cụ này đôi khi sẽ có phí trượt giá rất cao. Mặc dù vậy, cho đến nay, tính bảo mật trên các sàn áp dụng AMM đều được đánh giá khá cao. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về AMM. Chúc các trader giao dịch thành công.