All in là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán trên thị trường hiện nay. Vậy All in là gì trong chứng khoán? Rủi ro khi “tất tay” trong đầu tư chứng khoán như thế nào? All in phù hợp với nhà đầu tư nào? Có nên chọn All in – tất tay hay không? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
All in là gì trong chứng khoán?
“All in (tất tay) là một chiến lược đầu tư có khả năng mang về những khoản lợi nhuận hấp dẫn nếu giá cổ phiếu tăng cao. Hình thức này cho phép các nhà giao dịch mua duy nhất một loại cổ phiếu/chứng khoán trong một thời điểm nhất định để đầu tư.”
- Chỉ số QOQ là gì? Điểm khác biệt giữa chỉ số QOQ và YOY là gì?
- Tài chính hành vi là gì? Các hiệu ứng trong tài chính hành vi
- Sàn chứng khoán FPT là gì? Mở tài khoản chứng khoán sàn FPTS ở đâu?
- Sàn chứng khoán SSI có uy tín không? Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán SSI
Tuy nhiên, chiến thuật này tiềm ẩn khác nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư lựa chọn sai cổ phiếu hoặc sai thời điểm đầu tư thì việc “tất tay” có thể khiến họ rơi vào tình trạng thua lỗ và nhiều hệ lụy đi kèm khác. Mặc dù thế nhưng có nhiều nhà đầu tư vẫn chọn “tất tay” thay vì đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.
All in phù hợp với nhà đầu tư nào?
Thực tế, chiến lược đánh “tất tay” này chỉ thích hợp đối với những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn trên thị trường chứng khoán. Họ có thể nắm bắt tất cả các xu hướng hay sự biến động lên xuống của thị trường. All in không dành cho những nhà đầu tư vừa mới chập chững bước vào thị trường.
Theo các chuyên gia, kỹ năng all in đòi hỏi năng lực lựa chọn cổ phiếu ở tầm xuất sắc. Nếu chọn đúng hướng thì khi thị trường vừa lên vài chục điểm cũng đã giúp tài khoản của bạn lên khoảng 10% – 15%.
Ưu điểm và rủi ro khi all in chứng khoán
Những ưu điểm nổi bật khi all in
- Nhà đầu tư có thể nhận về một khoản lợi nhuận hấp dẫn nếu đầu tư đúng mã cổ phiếu vào đúng thời điểm vàng.
- Tỷ lệ sinh lợi nhuận nhanh chóng nếu giá cổ phiếu diễn ra đúng với dự đoán mà nhà đầu tư đã đánh giá và nghiên cứu.
- Dễ dàng theo dõi và quản lý danh mục chứng khoán/cổ phiếu mà bạn đang đầu tư.
Rủi ro khi tất tay trong chứng khoán
- Nếu nhà đầu tư không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về thị trường chứng khoán thì khi “tất tay” bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc mất trắng toàn bộ số vốn đã bổ ra ban đầu. Nếu chẳng may bị thua lỗ thì chắc chắn tâm lý của nhà đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
- Mức độ rủi ro khi tất tay cực kỳ cao vì chiến lược đầu tư này chỉ có thể thắng hoặc thua (điều này đồng nghĩa bạn sẽ thu về được khoản lợi nhuận hấp dẫn hoặc mất toàn bộ số tiền đã đầu tư).
- Không đa dạng hóa được danh mục đầu tư mà bạn chỉ có thể tập trung duy nhất vào một mã cổ phiếu. Đây cũng chính là một trong những rủi ro lớn khi tất tay trong lĩnh vực chứng khoán.
Có nên All in trong chứng khoán hay không?
Như đã được đề cập tại các danh mục phía trên thì all in chỉ dành cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm. Vì khi đó, họ có thể xác định được đầu là chứng khoán tiềm năng trên thị trường ngắn hạn và dài hạn. Chưa kể, những nhà đầu tư này luôn có tâm lý vững vàng và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra.
Với một danh mục đầu tư đòi hỏi nhà giao dịch phải xác định rõ được điểm dừng cũng như thời điểm nào nên cắt lỗ, chốt lời để dò đáy một cách có hiệu quả nhất. Nếu tỷ lệ lên đến 15% thì hãy nhanh chóng chốt lời, ăn vừa đủ. Nếu thị trường đang có nhiều biến động xuống dốc thì nên hạn chế mua cổ phiếu bằng chiến thuật all in.
Thị trường chứng khoán luôn tồn tại song song những kỳ vọng trái ngược với mọi nhà đầu tư. Điều này đồng nghĩa, tất cả các chiến lược đều có những rủi ro khó có thể xác định được. Nếu nhà đầu tư biết cách quản trị rủi ro hiệu quả thì việc all in vẫn là một chiến thuật giao dịch chứng khoán hấp dẫn. Ngược lại, với những nhà đầu tư ít kinh nghiệm thì nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Mặc dù, chiến lược đầu tư All in mang lại rất nhiều lợi nhuận cho tất cả các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán đầy tiềm năng. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ thích hợp đối với những nhà đầu tư lâu năm có nhiều kinh nghiệm. Do đó, đối với những nhà đầu tư mới tiệm cận thị trường chứng khoán thì cần nên hạn chế áp dụng chiến lược này.
Xem thêm