Trải qua nhiều biến động, VN-Index dường như đang được định giá ngay mức khá hấp dẫn. Trong năm 2023, VN-Index đã đạt 1.130 điểm (tăng hơn 12% so với các năm trước đó).
Sau các đợt điều chỉnh, chỉ số này hiện đang được giao dịch quanh vùng 1.100 điểm tính từ tháng 11/2023 đến nay. Theo các số liệu thống kê, chỉ số này đã vượt xa rất nhiều so với 17 năm về trước (tháng 1/2007).
Có thể nhận thấy, 1.100 điểm năm 2007 là mức đỉnh của thị trường “bong bóng” khi P/E (giá thị trường so với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) lên đến 50 lần, P/B (giá thị trường so với giá trị sổ sách) cũng lên đến 8,5 lần.
Ở thời điểm hiện tại, vùng 1.100 điểm được xem là “chân sóng” thể hiện cho các chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường chứng khoán. Định giá P/E và P/E hiện tại chỉ ở mức 13 và 1,6 lần.
Thực tế, mốc 1.100 điểm được ghi nhận đầu tiên vào năm 2007 – đây là thời điểm mà thị trường hưng phấn trước làn sóng IPO đến từ nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng “sập” trong năm 2008 khi mức giảm gần 70%. Tháng 3/2009, VN-Index lùi về sâu ở vùng 230 điểm (đây cũng được xem là thời điểm khởi đầu cho các chu kỳ tăng giá).
Mặc dù, VN-Index đã lấy lại mốc 1.100 điểm vào đầu năm 2018 và đầu năm 2021 nhưng định giá trên thị trường vẫn còn rất rẻ so với các giai đoạn trước đó. Tính theo SGI Capital, P/E hiện tại là 13 lần và P/B khoảng 1,6 lần – đều vào mức rẻ nhất lịch sử.
Với định giá hấp dẫn và mặt bằng lãi suất thấp, nhiều công ty chứng khoán đánh giá đây là thời điểm vàng để tích sản bằng cổ phiếu. Theo VDSC, những con sóng ngắn hay những nhịp điều chỉnh mạnh đều là các cơ hội để tích lũy cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tối ưu tốt hơn các cơ hội xuất hiện trong năm khi giao dịch thận trọng và chỉ giải ngân khi cổ phiếu ưa thích giảm về vùng mua phù hợp khẩu vị và duy trì tỷ lệ hợp lý giữa cổ phiếu – tiền mặt, tránh việc sử dụng đòn bẩy quá mức.